Top 10 cao thủ trong truyện Kim Dung đã được liệt kê trong list dưới đây. Ắt hẳn mỗi người chúng ta ít nhiều có tuổi thơ gắn liền với những bộ phim kiếm hiệp nổi tiếng của Trung Quốc, chẳng hạn như Tiếu Ngạo Giang Hồ hay Anh Hùng Xạ Điêu. Ngày hôm nay chúng mình muốn mang lại những cảm xúc tuổi thơ đó đến cho các bạn! Hãy cùng khám phá top 10 cao thủ trong truyện Kim Dung dưới đây nhé!
Vô Danh Thần Tăng
Tác phẩm: Thiên Long Bát Bộ
Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 100 chương
Trong Thiên long bát bộ của cố nhà văn Kim Dung, Vô Danh Thần Tăng chính là nhân vật được nhiều người đánh giá là có võ công siêu phàm nhất. Đây là một nhân vật không hề có tên hay ngoại hiệu, Vô Danh Thần Tăng hay Tảo Địa Tăng là cách gọi của nhiều fan kiếm hiệp về nhân vật đặc biệt trên. Dù xuất hiện ngắn ngủi một vài đoạn trong Thiên long bát bộ, nhưng ấn tượng mà đệ nhất cao thủ này để lại mãnh liệt tới mức không mấy người mê truyện không nhớ tới.
Trong truyện, khi lão tăng xuất hiện, chẳng có ai nhận ra, thậm chí hòa thượng Thiếu Lâm Tự cũng không gọi ra được tên lão, chỉ biết đó là lão tăng phục vụ ở vào địa vị thấp nhất, quét chùa, làm việc tạp vụ, chỉ cạo đầu mà không bái sư, không truyền võ công, không tu thiền định, không xếp thứ bậc trong Huyền, Huệ, Hư, Không.
Ông chỉ cần nhìn qua là biết được loại võ công mà Cưu Ma Trí (một cao thủ khác) dùng là gì. Cưu Ma Trí muốn dùng chiêu Vô tướng kiếp chỉ để đánh lén ông. Nhưng vô danh đại sư vẫn coi như không, chẳng cần động thủ, tự khắc chiêu pháp của Cưu Ma Trí bị chặn đứng lại và chỉ cần một cái phẩy tay, đã khiến cho Cưu Ma Trí bị thương, vội bỏ chạy.
Lặng lẽ làm người quét dọn Tàng Kinh Các suốt mấy chục năm nhưng luận về tài và đức của tăng sư thì đến đại đức cao tăng cũng phải nghiêng mình kính phục. Với tài nghệ của mình, Vô Danh Thần Tăng thậm chí xứng đáng làm được phương trượng Thiếu Lâm Tự hay thậm chí là minh chủ võ lâm nữa.
Độc Cô Cầu Bại
Tác phẩm: Thần Điêu Đại Hiệp, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Ký
Thể loại: Tiểu thuyết, Hư cấu, Kiếm hiệp, Lãng mạn
Số chương: 236 chương – 225 chương – 200 chương
Độc Cô Cầu Bại hiệu là Kiếm Ma, ông được xem là nhân vật có võ công cao nhất trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, là thiên hạ vô địch. Tên của Độc Cô Cầu Bại có nghĩa là cô độc một mình cầu được bại trận, biểu thị khả năng kiếm thuật thần thông của nhân vật này. Các nhân vật có thể coi là truyền nhân của Độc Cô Cầu Bại là Dương Quá trong Thần điêu đại hiệp, Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ.
Trong xuyên suốt các tác phẩm kiếm hiệp nổi tiếng của cố nhà văn Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại được coi là một nhân vật huyền thoại, từ thuở võ lâm sơ khai, ông đã được người trên giang hồ tôn là đệ nhất cao thủ bởi bộ kiếm pháp tuyệt học Độc cô cửu kiếm, đặc tính dùng vô chiêu chiến thắng hữu chiêu.
Uy lực của nó cũng gần như bao trùm mọi loại võ công khác trên thiên hạ, khi có thể khắc chế mọi môn binh khí, chưởng pháp, nội công. Thậm chí, cả một người không có nội lực cũng có thể nhờ Độc cô cửu kiếm đả thương một võ lâm cao thủ khác như Lệnh Hồ Xung.
Trong cốt truyện từ bộ “Thần Điêu Đại Hiệp”, nhân vật chính Dương Quá có cơ hội gặp được Thần điêu – con vật được cho là người bạn cuối đời của lão nhân Độc Cô, sau khi gặp gỡ, Thần điêu dẫn Dương Quá đến mộ của Độc Cô, dựa trên những manh mối tại nơi này, Dương Quá biết được rằng Độc Cô Cầu Bại là một người sở hữu kiếm thuật vô song, một thời tung hoành thiên hạ. Sau khi biết cả thiên hạ không một ai địch được nổi kiếm thuật mình sáng tạo nên, lão nhân Độc Cô đã chọn ẩn danh giang hồ, lui về sống quãng đời buồn bã còn lại với Thần điêu.
Trước khi chết, ông cũng đã lập mộ chôn 5 thanh kiếm của mình và đặt lời chú giải triết lí cho mỗi thanh kiếm. Theo đó, 2 thanh kiếm đầu tiên của Độc Cô mà Dương Quá tìm được đều có thiết kế lưỡi sắc bén, hình dạng được đúc khá hoa mỹ, tượng trưng cho một thời trai trẻ ngông cuồng của Độc Cô khi đấu chiến với cả đồng đạo võ lâm.
Trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, khi truyền lại cho tiểu tử Lệnh Hồ Xung khẩu quyết tâm pháp và các chiêu thức trong “Độc Cô Cửu Kiếm”, chính lão sư Phong Thanh Dương cũng đã nhầm lẫn giữa việc dạy Lệnh Hồ Xung dùng “Phá kiếm thức”, lấy tính “Vô chiêu thắng hữu chiêu”. Nếu là do lão nhân Độc Cô thi triển thì cảnh giới cao nhất của “Độc Cô Cửu Kiếm” sẽ là dựa vào kiếm khí để chiến thắng tất cả, thay vì vẫn phải dụng tới kiếm thường và các chiêu thức phụ giống như Lệnh Hồ Xung và lão sư Phong Thanh Dương.
Đoàn Dự
Tác phẩm: Thiên Long Bát Bộ
Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 100 chương
Đoàn Dự là một trong rất nhiều nhân vật lịch sử đã được Kim Dung nhắc tới trong bộ tiểu thuyết võ hiệp Thiên long bát bộ. Chàng xuất hiện với thân phận vương tử nước Đại Lý, là con trai của Trấn Nam vương Đoàn Chính Thuần, sau lại kết nghĩa với Tiêu Phong và Hư Trúc. Do cơ duyên xảo hợp mà chàng học được ngón võ Lăng ba vi bộ và Bắc minh thần công. Ở cuối tiểu thuyết, Đoàn Dự trở về Đại Lý, lên ngôi vua và kết duyên với 3 mỹ nhân là Chung Linh, Mộc Uyển Thanh và Vương Ngữ Yên.
Bản thân nhà văn Kim Dung đã từng nhận xét, Đoàn Dự là người thường lưu lại đường lui cho kẻ khác, không hề mang theo tâm kế, lúc nào cũng vui vẻ, thấu tình đạt lý. Ở chàng không có sự lạnh lùng, tàn khốc vô tình của người sinh ra trong gia đình đế vương mà lúc nào cũng si tình, dịu dàng, yêu thích cái đẹp và hết mực thương hương tiếc ngọc
Vương triều Đại Lý do người Bạch dựng nên, kéo dài từ năm 937 đến năm 1253, trải qua 22 đời vua và sau cùng bị tiêu diệt bởi đế quốc Mông Cổ. Trong thời kỳ hưng vượng nhất, quốc gia Đại Lý trải dài từ khu vực mà nay là tỉnh Vân Nam, Quý Châu đến phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, thậm chí lan rộng ra một phần phía tây của Bắc bộ Việt Nam.
Đoàn Dự, còn có tên là Đoàn Chính Nghiêm, tự Hòa Dự là vị vua thứ 16 của vương triều này. Ông kế nghiệp vua cha Đoàn Chính Thuần và trị vì trong 39 năm – thời gian trị vì lâu nhất trong các đời vua Đại Lý. Sau khi tạ thế, các hoàng đế kế nhiệm dâng cho ông thụy hiệu là Tuyên Nhân đế.
Các đời vua Đại Lý đều phải tuân theo quy chế do Thái tổ Đoàn Tư Bình đặt ra, đó là nếu là con cháu trực hệ hoàng tộc thì 6 tuổi đã bắt đầu học văn luyện võ, 10 tuổi đã biết cưỡi ngựa bắn cung, 13 tuổi phải diễn trận, 15 tuổi thì thông thạo thi từ, nắm được điều binh đánh trận. Nếu không làm được thì sẽ không được truyền ngôi mà phải nhường cho kẻ khác toàn tài hơn.
Với Đoàn Dự thì từ nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh và rất ham học hỏi. Thấy vậy, bác của ông là Đoàn Chính Minh đã cho mời Lục Huyền đại sư đích thân dạy dỗ, bồi dưỡng cho ông. Đối với người đệ tử có xuất thân cao quý này, Lục Huyền đại sư đã dạy dỗ hết sức nghiêm khắc, cẩn thận. Sau này nhận thấy tư chất vượt trội của học trò nên chính ông đã mời thêm đồng đạo là Diệu Trừng đại sư cùng dạy.
Tiêu Phong
Tác phẩm: Thiên Long Bát Bộ
Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 100 chương
Tiêu Phong (hay Kiều Phong) là mẫu nhân vật được Kim Dung tâm đắc, tôi cho đây là hình mẫu nhân vật gần với Kim Dung nhất. Tiêu Phong là một nhân vật bi kịch. Không có cái gì đến với anh dễ dàng, tự nhiên, mọi thứ đều là nỗ lực, là cố gắng, là vươn lên không ngừng bằng sự thông minh, sự gian khổ, sự tôi luyện…Nhưng rồi, những thành tựu của Tiêu Phong rốt cuộc cũng thành số 0 khi anh phát hiện mình không phải là người Hán mà là người Khiết Đan. Bi kịch của Tiêu Phong không phải là mất chức bang chủ, không phải là bị nghi ngờ mà là vì anh không thuộc về nơi nào cả: Hán không, Khiết Đan không. Anh thuộc về con người, với tất cả thuộc tính tốt đẹp nhất của nó và anh không thể được chấp nhận trong một xã hội không tốt đẹp.
Bi kịch của Tiêu Phong là bi kịch của một anh hùng cô đơn, cô đơn vì người hiểu anh nhất, yêu anh nhất thì đã chết, cô đơn vì xã hội đó buộc anh phải chọn hoặc là một người Khiết Đan phản bội lại dòng máu của mình hoặc là một người Hán hiếu chiến mà anh thì không muốn cả hai.
Với Tiêu Phong, không có chuyện “vô cầu nhi đắc” – một triết lý rất phổ biến trong truyện Kim Dung. Thành ra anh là con người thực nhất trong tất cả các nhân vật lý tưởng. Trương Vô Kỵ quá hoàn hảo, Quách Tĩnh nhân hậu nhưng khờ khạo, Dương Quá thông minh nhưng bất chấp, cực đoan, Vi Tiểu Bảo quá ma lanh, giễu nhại. Tiêu Phong là nhân vật đàn ông đúng nghĩa: chung thủy, trung nghĩa, lương thiện, tử tế, tài giỏi nhưng rồi cũng tội nghiệp và đáng thương.
Kim Dung hạnh phúc hơn Tiêu Phong, nhất là khi tôi quan sát gương mặt ông qua các bức ảnh chụp 30 năm trở lại đây, có già đi nhưng thần thái không đổi, đó là gương mặt của một người biết mình làm gì, như thế nào và như vậy thì đã chấp nhận đi đến cùng con đường mình đã chọn, có gì phải hối tiếc?
Hư Trúc
Tác phẩm: Thiên Long Bát Bộ
Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 100 chương
Đoàn Dự là Thái tử nước Đại Lý, có máu du sơn ngoạn thủy, phiêu lưu giang hồ, cơ duyên kết bạn thâm giao với Kiều Phong và Hư Trúc nhờ tửu đấu… gặp nhiều mỹ nhân, nhiều mối tình ngang trái trong đó có Vương Ngữ Yên, một giai nhân tuyệt sắc thầm yêu và tháp tùng sư huynh Mộ Dung Phục, hậu duệ nước Yên đang tìm đường phục quốc.
Võ công Đoàn Dự rất kém, chủ yếu nhờ môn Lăng ba vi bộ, “tẩu vi thượng sách” khi địch truy đuổi. Chàng rất si tình và cuối cùng chiếm được trái tim của Vương Ngữ Yên. Cuối cùng, qua bao rắc rối về nhân thân hoàng tộc, chàng nối nghiệp họ Đoàn làm vua nước Đại Lý. Kiều Phong là bang chủ Cái Bang, võ công cao cường, hành hiệp quang minh chính đại, khi bị phát hiện không phải là người Hán mà là gốc người Khiết Đan (nước Liêu) – tiếng Anh là Cathay có nghĩa là Trung Hoa. Thời đó, châu Âu tưởng rằng dân Trung Hoa là tộc Khiết Đan. Chàng rơi vào bi kịch phân biệt chủng tộc của võ lâm, buộc phải từ chức Bang chủ Cái bang và trở thành vương gia tướng nước Liêu. Kiều Phong chỉ yêu duy nhất nàng A Châu xinh đẹp, nhưng do nhầm lẫn đã ngộ sát người yêu.
Trải qua tình duyên đau khổ và các biến cố chàng phải tự sát tại biên giới Nhạn môn quan để ngăn cản binh đao giữa hai nước Tống-Liêu. Bảo toàn khí tiết cùng đồng đạo võ lâm giữa Hán tộc và Khiết Đan. Hư Trúc từ tiểu hòa thượng Thiếu Lâm, cơ duyên trở thành cao thủ võ lâm, chưởng môn hai phái lớn là Tiêu Dao và Cung Linh Thứu, và là phò mã nước Tây Hạ… Kim Dung đã xây dựng nhân vật Hư Trúc và có lẽ ông gửi gắm những triết lý vàng bạc muôn thuở của con người. Qua bao thăng trầm của cuộc sống mà khi nhìn lại quá khứ chúng ta mới càng thấy rõ những quy luật xã hội chi phối trong cuộc đời mà nhiều khi ta không cưỡng lại được. Giống như ta bơi trên dòng sông, tuy vùng vẫy và thỉnh thoảng ghé những bến bờ nhưng tất cả đều chảy ra biển cả… ta nào có hay. Đó phải chăng là định mệnh?
Chu Bá Thông
Tác phẩm: Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ
Thể loại: Kiếm hiệp, Tiểu thuyết, Hư cấu
Số chương: 40 chương – 236 chương
Chu Bá Thông là sư đệ của Vương Trùng Dương, sư thúc của Toàn Chân thất tử. Ông được mô tả là người có tính tình ngây thơ, hay đùa giỡn như trẻ con (nên có biệt danh Lão Ngoan Đồng) và là một con nghiện võ thuật. Ông là người sáng chế ra 2 món võ công Không Minh Quyền, Song Thủ Hỗ Bác.
Trong Anh hùng xạ điêu, hành trạng của Chu Bá Thông được tái hiện theo lời kể của nhân vật với nhân vật Quách Tĩnh trên đảo Đào Hoa. Theo đó, ông vốn là một đứa trẻ mồ côi được Vương Trùng Dương nuôi dưỡng, nhận làm sư đệ và truyền thụ võ công cho. Sau Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương lo sau khi mình qua đời, không ai đủ sức chế ngự Âu Dương Phong nên cùng Chu Bá Thông tới Đại Lý gặp Đoàn Trí Hưng để bàn bạc. Trong thời gian ở Đại Lý, Chu Bá Thông làm quen với Lưu Anh, một sủng phi của Nam Đế, dạy nàng thuật điểm huyệt. Hai người nảy sinh tình cảm và có quan hệ với nhau, sinh ra một đứa con. Vì chuyện này, Chu Bá Thông hết sức sợ hãi, xin lỗi Đoàn Trí Hưng và bỏ đi. Về sau đứa bé bị Cừu Thiên Nhận đánh trọng thương, Đoàn Trí Hưng vì ghen mà không cứu, Lưu quý phi đành giết chết đứa nhỏ. Đây là căn nguyên của những oán hận về sau giữa Lưu phi, Chu Bá Thông, Đoàn Trí Hưng và Cừu Thiên Nhận .
Sau khi Vương Trùng Dương mất, bộ Cửu Âm Chân Kinh cho sư đệ Chu Bá Thông cất giữ. Chu Bá Thông trên đường đi giấu bí kíp gặp vợ chồng Hoàng Dược Sư, bằng trí nhớ tuyệt vời của vợ, Hoàng lão tà nhanh chóng có được nội dung Cửu Âm chân kinh. Tuy nhiên kinh thư sau đó bị hai đồ đệ ăn trộm, vợ Đông Tà do cố sức nhớ lại kinh thư nên chết ngay sau khi sinh Hoàng Dung. Chu Bá Thông biết mình bị lừa bèn tìm đến đảo đào hoa để cướp lại Cửu Âm Chân Kinh. Không may bị lạc vào Đào hoa trận và bị Hoàng Dược Sư nhốt ông trên đảo Đào Hoa 15 năm. Chu Bá Thông ở trên đảo, nhàn rỗi vô sự, sáng tạo ra tuyệt học Không Minh quyền và Song thủ hỗ bác. Mười lăm năm sau, Hoàng Dung vô tình phát hiện ra nơi giam giữ Chu Bá Thông, thấy ông tính tình trẻ con nên thường đến chơi với ông. Hoàng Dược Sư biết chuyện nổi giận mắng con gái thậm tệ. Hoàng Dung giận cha bỏ đi, từ đó quen biết Quách Tĩnh.
Khi hai người Quách Hoàng trở lại đảo, Quách Tĩnh không quen đường lối, lạc đến chỗ Chu Bá Thông. Hai người nói chuyện tâm đầu ý hợp. Chu Bá Thông đòi kết nghĩa huynh đệ với chàng. Dù tuổi tác hai người chênh lệch rất xa nhưng do ông nằng nặc yêu cầu, Quách Tĩnh đành đồng ý. Sau đấy, Chu Bá Thông khéo léo dạy Quách Tĩnh Không Minh Quyền, Song Thủ Hỗ Bác và cả Cửu Âm Chân Kinh. Từ đó đến cuối truyện, Chu Bá Thông rời đảo Đào Hoa, gây ra rất nhiều sự phiền phức vì tính tình trẻ con của ông nhưng cũng may không có hậu quả nghiêm trọng.
Trong Thần điêu hiệp lữ, Chu Bá Thông tuy đã già thêm hai ba chục tuổi nhưng vẫn giữ tính nết trẻ con như cũ, võ công ngày càng mạnh. Ông rất thích nô giỡn với Tiểu Long Nữ, dạy nàng Song thủ hỗ bác, lại lấy cắp bình mật nuôi ong của nàng. Chu Bá Thông cũng nhận một đệ tử là Gia Luật Tề, tuy nhiên do càng lớn, Gia Luật Tề càng đoan chính, không thích đùa giỡn nên ông cấm không cho chàng gọi ông là sư phụ. Cuối truyện, ông hóa giải những chuyện hiểu lầm, oan nghiệt trước đây với Anh Cô (tên của Lưu quý phi sau khi rời cung) và Nhất Đăng Đại Sư (tên của Đoàn Trí Hưng sau khi đi tu), cùng nhau giúp Quách Tĩnh bảo vệ thành Tương Dương. Ông chính là người gợi ý cho Dương Quá giết cao thủ Mông Cổ, Kim Luân Pháp Vương. Tại Hoa Sơn luân kiếm lần thứ ba, Chu Bá Thông được bầu là người giỏi nhất, hiệu là Trung Ngoan Đồng.
Đông Phương Bất Bại
Tác phẩm: Tiếu Ngạo Giang Hồ
Thể loại: Tiểu thuyết, Hư cấu, Kiếm hiệp, Lãng mạn
Số chương: 225 chương
Chỉ cần nghe đến 4 chữ Đông Phương Bất Bại thì tất cả võ lâm chính phái và tà phái đều cảm thấy run sợ và kính nể. Bởi thế, một mình Đông Phương Bất Bại lãnh đạo Nhật Nguyệt thần giáo nhưng vẫn trở thành đối trọng của cả võ lâm Trung Nguyên. Ngay cả các đại cao thủ như Nhậm Ngã Hành (giáo chủ đời trước của Nhật Nguyệt thần giáo), Phương Chứng đại sư (phương trượng Thiếu Lâm Tự), giáo chủ phái Võ Đang là Sung Hư đạo chưởng và Tả Lãnh Thiền (giáo chủ phái Tung Sơn) đều thừa nhận Đông Phương Bất Bại là cao thủ số 1 thiên hạ.
Môn võ công mà Đông Phương Bất Bại tu luyện chính là Quỳ hoa bảo điển. Trong cuộc giao đấu cuối cùng của đời mình, Đông Phương Bất Bại một mình đấu với cả 4 đại cao thủ là Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh và Hứa Vân Thiên nhưng hắn vẫn chiếm được thế thượng phong và cả 4 người đều phải cúi đầu thừa nhận là không đánh thắng được Đông Phương Bất Bại.
Lệnh Hồ Xung khi ấy đã tu luyện được môn kiếm pháp vô địch thiên hạ là Độc Cô Cửu Kiếm, có thể nhìn thấy tất cả những điểm sơ hở của Đông Phương Bất Bại nhưng vì thân pháp của hắn quá nhanh nên tất cả các chiêu thức tấn công của chàng đều không trúng đích. Đông Phương Bất Bại chỉ bại vì một lý do duy nhất là trong lòng hắn có tâm ma và vì tà không thể thắng được chính.
Vương Trùng Dương
Tác phẩm: Anh Hùng Xạ Điêu
Thể loại: Kiếm hiệp, Tiểu thuyết, Hư cấu
Số chương: 40 chương
Đây là nhân vật xuất hiện lần đầu tiên trong bộ Anh hùng xạ điêu. Trong lần luyện Hoa Sơn lần thứ nhất, Vương Trùng Dương chính là người có võ công cao nhất, đứng đầu võ lâm ngũ bá với hiệu là Trung Thần Thông. Cả 4 người Bắc Cái Hồng Thất Công, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Tây Độc Âu Dương Phong và Đông Tà Hoàng Dược Sư mặc dù võ công đều đạt đến mức “lô hỏa thần thanh” nhưng cũng vẫn phải cúi đầu nhận thua trước Vương Trùng Dương.
Vương Trùng Dương cũng chính là người sáng lập ra phái Toàn Chân và sáng tạo nên môn nội công chính tông đứng đầu thiên hạ. Sư đệ của ông là Chu Bá Thông học được võ công của ông nên cũng đã trở thành cao thủ hạng nhất võ lâm. Vương Trùng Dương còn sáng tạo ra trận pháp Bắc Đẩu Thất Tinh. Các đồ đệ của ông mặc dù võ công kém cỏi nhưng khi sử dụng trận pháp này lúc giao đấu với Âu Dương Phong, Hoàng Dược Sư thì thậm chí còn chiếm được thế thượng phong.
Trương Tam Phong
Tác phẩm: Thần Điêu Hiệp Lữ
Thể loại: Kiếm hiệp, Tiểu thuyết, Hư cấu
Số chương: 236 chương
Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, lần đầu xuất hiện cũng là trong truyện Thần điêu đại hiệp. Ông được sư phụ của mình là Giác Viễn đại sư truyền cho 5 – 6 thành của môn Cửu Dương Thần Công. Từ đó, cộng thêm với trí tuệ vô song của mình, ông đã lập nên phái Võ Đang lưu danh muôn thuở.
Cả võ lâm nghe đến tên Trương Tam Phong đều phải kính trọng và nể sợ. Trong một lần ông lên núi Thiếu Lâm để xin bộ Cửu Dương Thần Công nhằm cứu Trương Vô Kỵ, các nhà sư Thiếu Lâm lại tưởng ông đến tỉ võ nên trong lòng lo sợ, đã phải mang cả 3.000 tăng chúng Thiếu Lâm Tự ra để dọa ông.
Dương Quá
Tác phẩm: Thần Điêu Hiệp Lữ
Thể loại: Kiếm hiệp, Tiểu thuyết, Hư cấu
Số chương: 236 chương
Dương Quá là con trai duy nhất của Dương Khang và Mục Niệm Từ. Chàng sống với mẹ đến năm 11 tuổi thì mẹ chàng qua đời. Trong 1 dịp tình cờ được vợ chồng Quách Tĩnh – Hoàng Dung gặp và đem về Đào Hoa đảo nuôi nấng. Trước khi về đảo có gặp gỡ Tây Độc Âu Dương Phong (lúc này đã mất trí), nhận làm nghĩa phụ.
Tuy nhiên, sau nhiều lần bị nghi ngờ và hiểu lầm (phần do lý lịch xấu, phần do tính tình) Dương Quá phải di chuyển lên Toàn Chân giáo, rồi ở đây cũng không yên, cuối cùng được Tiểu Long Nữ thu nhận làm đệ tử phái Cổ Mộ. Cuộc đời của Dương Quá trải qua nhiều bể dâu chìm nổi, là nhân vật hiếm hoi của Kim Dung trải qua 3 giai đoạn cuộc đời trong 1 bộ truyện: thiếu niên, thanh niên và trung niên.
Dương Quá là một người thông minh, chí tính chí tình. Có cách hành xử cổ quái, nửa chính nửa tà. Không coi lễ giáo phong kiến ra gì khi công khai tuyên bố tình yêu của chàng với Tiểu Long Nữ – sư phụ của chàng. Ngoài ra chàng là một người có bản chất tốt đẹp, anh hùng sẵn sàng giúp người khác khi gặp khó khăn như đã rất nhiều lần cứu gia đình Quách Tĩnh, và có một thời gian dài đi hành hiệp cứu đời được nhân dân khắp nơi tôn sùng như thần thánh.
Điểm tính cách đặc biệt nhất của Dương Quá là chung tình. Tuy đi đến đâu là gieo tình đến đó, đâu đâu cũng có các cô nương yêu kiều theo đuổi nhưng chàng vẫn một mực chung tình với Tiểu Long Nữ. Đã cùng với Tiểu Long Nữ tạo nên một trong những mối tình đẹp nhất của thế giới võ hiệp.
Võ công của Dương Quá khá hỗn tạp gồm Ngọc Nữ Tâm Kinh, Toàn Chân Kiếm Pháp, Hàm Mô Công, Nghịch Hành Kinh Mạch, Đả Cẩu Bổng Pháp, võ công trong Cửu Âm Chân Kinh, Đàn Chỉ Thần Công, Ngọc Tiêu Kiếm Pháp tuy chưa luyện tới cảnh giới thượng thừa nhưng cũng đạt tới một cảnh giới rất cao.
Sau này nhờ một con điêu thần Dương Quá biết được cách luyện công của tiền bối Độc Cô Cầu Bại từ đó võ công tăng tiến vô cùng và đạt đến cảnh giới rất cao.
Trong 16 năm chờ đợi Tiểu Long Nữ Dương Quá đã sáng tạo ra môn võ công Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng, một trong những môn võ độc đáo nhất của thế giới võ hiệp.
Trong khi giao chiến Dương Quá có thể phối hợp các môn võ công một cách hài hòa và chàng ứng biến rất nhanh nhẹn nên trong các trận chiến hầu như chàng không gặp thất bại nào. Nếu không muốn nói, tại thời điểm đó trong thiên hạ gần như là không có một ai có thể đả bại Dương Quá.
Kết
Trên đây là top 10 cao thủ trong truyện Kim Dung. Ngoài ra còn nhiều nhân vật khác nữa mà list chưa đề cập tới. Bạn có yêu thích đặc biệt nhân vật hay tác phẩm nào của cố nhà văn tài hoa này không? Hãy chia sẻ cho chúng mình biết nhé!