Bệnh da liễu – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn Thông tin y học - Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, làm đẹp, dinh dưỡng. Tìm hiều các bệnh lý thường gặp Thu, 07 Nov 2019 13:47:53 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 https://www.binhduonghospital.org.vn/wp-content/uploads/2019/11/favicon.ico Bệnh da liễu – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn 32 32 Ngứa khi trời lạnh https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/138-ngua-khi-troi-lanh.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/138-ngua-khi-troi-lanh.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:50 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/138-ngua-khi-troi-lanh/ Rất nhiều người bị ngứa toàn thân mỗi khi trời lạnh, đặc biệt trời càng lạnh càng ngứa dữ dội. Nguyên nhân là khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các axít hữu cơ khiến da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.   Da bị khô gây ngứa Theo các […]

The post Ngứa khi trời lạnh appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Rất nhiều người bị ngứa toàn thân mỗi khi trời lạnh, đặc biệt trời càng lạnh càng ngứa dữ dội. Nguyên nhân là khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các axít hữu cơ khiến da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.
 
Da bị khô gây ngứa
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, ngoài các nguyên nhân gây ngứa do viêm da như mày đay, vẩy nến, á sừng, mụn nhọt,… thì hiện tượng ngứa khi trời lạnh là do chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế nên làm cho da bị khô. Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ như axít organic cùng với mồ hôi. Các axít hữu cơ có tác dụng giữ cho da nhờn, đàn hồi chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn… Khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các axít hữu cơ khiến da bị khô, và nứt nẻ sinh ngứa.
Biểu hiện của tình trạng ngứa do thời tiết lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Nhiều người do ngứa không chịu được gãi làm trầy xước da, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
 
Vệ sinh da để hạn chế ngứa
Các bác sĩ da liễu cho biết, ngứa do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Nhưng thường khi thời tiết ấm lên thì hiện tượng ngứa cũng giảm hoặc chấm dứt.
Để hạn chế bị ngứa điều quan trọng là cần vệ sinh da sạch sẽ. Vào mùa đông, cơ thể ít tiết mồ hôi, ít bụi bặm nhưng vẫn cần tắm rửa thường xuyên, nhất là cần vệ sinh vùng kín, nách, bẹn,… để da sạch, thông thoáng. Khi tắm chỉ nên dùng nước đủ ấm, không chà xát da mạnh khi tắm. Đặc biệt những người bị ngứa thường rất hay ngâm mình trong nước nóng rất lâu để cho bớt ngứa nhưng càng dùng nước nóng lâu càng làm cho da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ, càng ngứa hơn. Khi tắm xong cần lau khô nước bằng khăn bông mềm, sau đó bôi kem dưỡng ẩm phù hợp lên da.
Khi bị ngứa dữ dội kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Không được tự ý sử dụng thuốc hoặc gãi mạnh gây trầy xước gây nhiễm trùng, viêm da.
 
theo: suckhoedoisong

The post Ngứa khi trời lạnh appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/138-ngua-khi-troi-lanh.html/feed 0
Viêm da do… nóng https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/137-viem-da-do-nong.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/137-viem-da-do-nong.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:49 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/137-viem-da-do-nong/ Thời tiết nắng nóng đột ngột khiến cho số bệnh nhân nhập viện vì các bệnh ngoài da tăng đột biến. Mới đầu mùa hè mà Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) hằng ngày đã phải tiếp rất nhiều bệnh nhân đến khám với triệu chứng mẩn ngứa […]

The post Viêm da do… nóng appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Thời tiết nắng nóng đột ngột khiến cho số bệnh nhân nhập viện vì các bệnh ngoài da tăng đột biến. Mới đầu mùa hè mà Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) hằng ngày đã phải tiếp rất nhiều bệnh nhân đến khám với triệu chứng mẩn ngứa khắp người. Và nguyên nhân lại là…
Vào viện chỉ vì … gãi
BS. Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, viêm da thần kinh đến khám chữa bệnh thời gian này tăng đáng kể. Nguyên nhân chính là do thời tiết trong giai đoạn giao mùa, nắng nóng xảy ra đột ngột, cường độ ánh nắng mạnh, cơ thể ra nhiều mồ hôi nên các bệnh mạn tính ngoài da thường bị nặng lên rõ rệt.
 
Đáng nói, một số trường hợp đến thăm khám bị ngứa “đóng cục”, vết cũ chưa khỏi thì vết mới đã xuất hiện. Những bệnh nhân này thường làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, không kiêng kỵ được dẫn đến tổn thương kéo dài. Anh Nguyễn T.L, (Hai Bà Trưng, Hà Nội) 5 ngày hôm nay, bị ngứa ở cổ, phần bụng gần bẹn. Theo thói quen, ngứa thì gãi, các vết ngứa rộng dần, tưởng gan bị nóng, anh L. uống thuốc mát gan, bột sắn, uống thuốc đông y mà cũng không khỏi. Cuối cùng, anh tìm đến Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai). Ở đây, anh được chẩn đoán là bị viêm da thần kinh.
 
Trường hợp ông Trịnh Văn T. ở Định Công, Hà Nội cũng vậy. Ông kể không hiểu sao cứ đến mùa hè là bị ngứa khắp người, đặc biệt là khuỷu tay, phía dưới đùi và các vùng bị cọ xát. Ban đầu ông tự ý đi mua thuốc về uống, bôi, nhưng không đỡ, các nốt xuất hiện chồng lên nhau và vết ngứa đã đóng thành mảng. Do công việc phải tiếp xúc thường xuyên với nước, không giữ vệ sinh sạch sẽ nên mỗi ngày ông lại bị ngứa thêm. Ông T. đến Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng khám khi vết ngứa đã sần sùi, lở loét.
Vì sao lại bị viêm da?
BS. Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, da là một cơ quan đặc biệt, bao phủ hầu hết bề mặt của cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống nên rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân kích thích từ bên ngoài. Các bệnh lý viêm da không do nhiễm khuẩn (còn được gọi là chàm  hoặc eczema) là một trong những biểu hiện bệnh lý ở da thường gặp nhất. Đây là một nhóm gồm nhiều loại bệnh với các nguyên nhân khác nhau, đặc trưng bởi tình trạng viêm nông trên bề mặt của da, gây ra các biểu hiện ngứa, nề đỏ, nổi mụn nước, khi vỡ gây tiết dịch và đóng vảy. Các dạng viêm da hay gặp nhất là viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da dầu, viêm da thần kinh, tổ đỉa và đỏ da toàn thân. Biến chứng thường gặp nhất của tất cả các thể viêm da này là dày da do gãi nhiều và nhiễm trùng tại các vết trợt loét do vệ sinh kém. Về nguyên nhân, viêm da chính là một phản ứng của da trước các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, các sang chấn cơ học và hóa học trên da hoặc các loại kháng nguyên gây dị ứng cho da.
Mặc dù các bệnh viêm da không do nhiễm khuẩn đều không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và không lây lan nhưng thường diễn biến rất dai dẳng và gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh.
 
Viêm da thần kinh gây ra do tình trạng gãi hoặc chà xát kéo dài tại một vị trí. Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 – 50. Nguyên nhân đầu tiên gây ngứa thường do viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng, nhưng sau khi nguyên nhân đã được giải quyết, người bệnh vẫn tiếp tục gãi ở vị trí cũ (có thể do yếu tố tâm lý). Bản thân động tác gãi có thể làm ngứa tăng lên và càng thúc đẩy người bệnh gãi, hậu quả là làm cho vùng da tại chỗ trở nên dày và nâu sạm (liken hóa). Những đám da này có ranh giới tương đối rõ, thường nằm ở da đầu, cổ, cổ tay, vai, cánh tay và cổ chân.
 
Làm sao để phòng tránh?
BS. Nguyễn Hữu Trường khẳng định, việc điều trị các bệnh lý viêm da thường gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Cắt ngắn móng tay, mang găng cao su và hạn chế tối đa động tác gãi là điều hết sức quan trọng. Các loại kem hoặc mỡ cortisteroid bôi tại chỗ có tác dụng tốt giúp làm mềm da. Sử dụng các thuốc an thần hoặc gây ngủ có thể giúp giảm động tác gãi khi ngủ.
BS. Nguyễn Hữu Trường khuyên, khi thời tiết nóng bức người dân nên chủ động phơi hong chăn màn, giường chiếu, quần áo và các vật dụng khác trong gia đình để côn trùng không còn nơi trú ngụ. Giữ vệ sinh cá nhân, trời nóng nên tích cực rửa chân tay bằng nước sạch tránh để mồ hôi trên người quá lâu cũng có thể gây ngứa, nhất là các bệnh nhân có tiền sử ngứa theo mùa. Đồng thời, vệ sinh không gian nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, không nên để các chậu cây cảnh um tùm lá, ẩm ướt trong nhà vì đó cũng có thể là nguồn khởi phát bệnh tật, ruồi muỗi gây bệnh… Bên cạnh đó, mọi người nên uống nhiều nước, ăn hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Với những bệnh nhân đã được khám cần dùng thuốc và thăm khám lại theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Khi có những triệu chứng khác lạ phải lập tức báo lại cho bác sĩ để có cách điều trị đúng, kịp thời.
 
theo: suckhoegiadinh

The post Viêm da do… nóng appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/137-viem-da-do-nong.html/feed 0
Tăng tiết mồ hôi https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/136-tang-tiet-mo-hoi.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/136-tang-tiet-mo-hoi.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:49 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/136-tang-tiet-mo-hoi/ Chứng tăng tiết mồ hôi gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Mồ hôi ra nhiều còn làm cơ thể mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi. Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi như do cảm xúc, do vị giác, có thai, mãn kinh, bệnh về […]

The post Tăng tiết mồ hôi appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Chứng tăng tiết mồ hôi gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Mồ hôi ra nhiều còn làm cơ thể mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi. Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi như do cảm xúc, do vị giác, có thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt quá liều… Dựa vào việc mồ hôi toát ở đâu có thể biết được cơ thể đang thiếu hay mắc bệnh gì.
Mồ hôi tiết ra do hoạt động sinh lý bình thường của tuyến mồ hôi trong cơ thể. Mồ hôi tiết ra giúp cân bằng nhiệt độ và loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể. Mùa hè, trung bình một ngày đêm, cơ thể người tiết ra từ 500 – 600ml mồ hôi. Mồ hôi tiết ra nhiều hơn khi cơ thể ở trong các trạng thái như: xúc động mạnh, ốm sốt hoặc uống rượu, ăn đồ ăn có quá nhiều vị cay. Khi luyện tập thể thao hoặc lao động nặng, lượng mồ hôi mà cơ thể tiết ra có thể tăng gấp 10 lần. Mồ hôi thường tiết ra nhiều ở những vùng da kín như: nách, lưng, đùi, bẹn; các vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như: da vùng cổ, mặt hoặc những cơ quan trong cơ thể phải thường xuyên hoạt động như: bàn chân, bàn tay… Mồ hôi có 2 loại là mồ hôi thường và mồ hôi dầu.
– Toát mồ hôi ở tay, chân: là chứng tăng tiết mồ hôi do cảm xúc, thường thấy trong mùa hè. Bàn tay, bàn chân bệnh nhân rất ướt, chân dễ nặng mùi. Bệnh trầm trọng lên mỗi khi có xúc cảm đột ngột như vào phòng thi, nhận tin vui – buồn đột ngột. Người bệnh thường lo lắng bồn chồn, dễ bị sang chấn tinh thần, mất bình tĩnh.
 
– Tăng tiết mồ hôi vị giác: Bệnh xảy ra ngay sau khi ăn phải thức ăn cay nóng như tương ớt, nước sốt cà chua, cà phê, chè hoặc canh nóng. Lúc này, hệ thần kinh cảm giác bị tăng nhạy cảm; thường gặp trong một số bệnh như tiểu đường, zona, viêm hoặc chấn thương tuyến mang tai. Triệu chứng: mồ hôi ra nhiều tại các vùng trán, môi trên, quanh miệng, mũi và vùng giữa ngực.
– Tăng tiết mồ hôi toàn thân: Nguyên nhân là khí hậu nóng ẩm, lao động hay tập thể thao nặng, bất thường về hormon (như cường giáp, tiểu đường, mãn kinh). Mồ hôi ra quá nhiều, quần áo ướt sũng làm mất điện giải, người bệnh nhanh mệt mỏi, chuột rút, ảnh hưởng rất nhiều tới công việc.
– Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi không khó, nhưng để phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó điều trị mới hiệu quả, người bệnh cần kiên nhẫn và làm nhiều xét nghiệm loại trừ. Đối với những người bị tăng tiết mồ hôi toàn thân, nên đi khám để tìm các bệnh nội khoa, nội tiết nhằm điều trị căn nguyên. Cần tắm rửa thường xuyên, ở nơi thoáng mát, uống nhiều nước oresol hoặc nước muối đường (pha 1 thìa cà phê muối và 8 thìa cà phê đường vào 1 lít nước sôi để nguội). Các trường hợp tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân và nách có thể được điều trị tại chỗ bằng cách bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối, tác dụng tốt.
 
Ngoài dùng thuốc, hiện nay cũng có nhiều phương pháp để “chấm dứt” tình trạng toát mồ hôi quá nhiều ở các bệnh nhân sau một thời gian áp dụng các biện pháp nói trên mà không thấy tác dụng. Chẳng hạn, người ta đưa thuốc aluminum chloride vào cơ thể bằng phương pháp điện chuyển ion (các hạt điện tích của thuốc được đưa vào sâu qua da). Việc tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách cũng giảm tiết mồ hôi rất tốt, nhưng lại gây yếu cơ khi cầm nắm. Phương pháp này có tác dụng trong 5 tháng. Và khi tất cả các phương pháp trên thất bại, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm ngực, hoặc tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch giao cảm ngực thay cho phẫu thuật cũng đạt hiệu quả cao. Đối với tăng tiết mồ hôi ở nách kèm hôi nách, phẫu thuật là phương pháp ưu việt. Bên cạnh đó, việc mặc quần áo quá chật, quần áo làm từ các chất liệu có chứa nhiều nilon cũng ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến mồ hôi vì không có khả năng thấm hút mồ hôi, gây bức bí và mùi hôi khó chịu cho cơ thể. Một chế độ ăn không hợp lý ăn đồ ngọt, các món ăn có nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân làm mồ hôi bạn có mùi khó chịu.
 
theo: suckhoedoisong

The post Tăng tiết mồ hôi appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/136-tang-tiet-mo-hoi.html/feed 0
Chữa mụn trứng cá https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/135-chua-mun-trung-ca.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/135-chua-mun-trung-ca.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:48 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/135-chua-mun-trung-ca/  Mụn trứng cá thông thường gặp ở tuổi dậy thì (90% trước 20 tuổi); do sự tăng androgen. Tuy nhiên mụn có thể xảy ra ở người 20-30 tuổi, một số ít xuất hiện ở tuổi trung niên. Tổn thương đa dạng gồm sẩn, mụn mủ, nang, nốt, sẹo tại các vùng phân bố của […]

The post Chữa mụn trứng cá appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
 Mụn trứng cá thông thường gặp ở tuổi dậy thì (90% trước 20 tuổi); do sự tăng androgen. Tuy nhiên mụn có thể xảy ra ở người 20-30 tuổi, một số ít xuất hiện ở tuổi trung niên. Tổn thương đa dạng gồm sẩn, mụn mủ, nang, nốt, sẹo tại các vùng phân bố của tuyến bã (mặt, gò má, lưng, ngực, phần trên cánh tay).

Về mặt y học, danh từ “mụn trứng cá” dùng để chỉ một tình trạng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã, liên quan tới sự tăng tiết bã nhờn và sự hình thành nhân trứng cá.
Các tổn thương được hình thành do sự tăng tiết chất bã nhờn bị ứ đọng trong các nang lông bởi tình trạng bít tắc sự lưu thông của tuyến bã, đi kèm với tình trạng viêm nhiễm, thông qua sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium acnes trong các đơn vị nang lông tuyến bã.
 
Tất cả những hình ảnh trên chịu sự chi phối của rất nhiều thay đổi, các yếu tố có liên quan đến sự chuyển biến bên trong của cơ thể như: Tuổi tác, di truyền, những thay đổi về nội tiết; hậu quả của việc sử dụng thuốc (hydantoine, corticoids, Isoniazide, lithium, halothane, thuốc ngừa thai, vitamine B12); môi trường, khí hậu, thời tiết, hậu quả của stress, thi cử, lo âu, mất ngủ;  sử dụng thuốc bôi – mỹ phẩm không hợp lý…
Các thể nặng có thể cho biến chứng tại chỗ (sẹo) làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nặng nề lên đời sống tình cảm, xã hội và nghề nghiệp của bệnh nhân. Thể rất nặng gây biến chứng toàn thân như nhiễm trùng huyết, phong thấp.
 
Các thể bệnh mụn trứng cá
 
Các tổn thương dạng cồi mụn là các tổn thương sớm của mụn trứng cá, không có hiện tượng viêm. Gồm 2 loại: cồi đóng (mụn đầu trắng) là tổn thương ở nang lông phẳng hoặc hơi nhô lên, màu sắc như da thường; và cồi mở (mụn đầu đen) là các tổn thương hơi nhô lên, trung tâm nang lông có màu đen do nêm chặt chất sừng và lipid. Sẹo có thể là một biến chứng của cả hai dạng mụn trứng cá viêm và không viêm.
Mụn trứng cá đỏ: Tổn thương là hồng ban, sẩn, mụn mủ, dãn mao mạch. Vị trí: vùng giữa mặt như mũi má. Cằm đôi khi cũng bị.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh: Xảy ra vào khoảng trên 20% trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Tổn thương thường xuất hiện vào khoảng 2 tuần tuổi và mất đi hoàn toàn trong vòng 3 tháng.
Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ:  Xuất hiện ở độ tuổi 3-6 tháng và thường có sự hiện diện của cồi mụn. Sẩn, mụn mủ, nốt có thể cũng xuất hiện ở mặt và sẹo có thể xảy ra dù rằng bệnh cảnh thường nhẹ.
Mụn trứng cá sẹo lồi:  Là một dạng sẹo của viêm nang lông mạn tính mà bệnh cảnh là các sẩn và mụn mủ trên nền nang lông, dẫn đến các tổn thương dạng sẹo lồi.
Mụn trứng cá cụm: Là một dạng nặng của mụn trứng cá. Tổn thương là những nang chứa chất nhờn, những nốt viêm kết thành nhóm, cục, áp xe, tạo thành lỗ dò, loét xuất huyết. Khi lành để lại những sẹo rất xấu.
Mụn trứng cá ác tính:   Còn gọi  là mụn trứng cá loét và sốt cấp tính. Khởi phát đột ngột, nặng, thường gây loét, sốt, viêm đa khớp. Bệnh hiếm gặp, thường thấy ở nam giới trẻ có tiền căn mụn trứng cá. Toàn thân có sốt, gan lách to và đau, có thể có hồng ban nút, thiếu máu, viêm đa khớp Các bệnh nhân có mụn trứng cá ác tính và viêm nang lông dạng mụn trứng cá có thể có viêm xương-tủy xương đa ổ vô trùng.
 
Mụn trứng cá trầy xước ở phụ nữ trẻ:  Các bệnh nhân cào gãi và bóc gỡ các tổn thương (như cồi mụn, sẩn) có thể hiện diện với sự trầy xước thái quá, các vết lở có thể trở nên sâu xuống và tạo sẹo. Tổn thương có ưu thế quanh vùng chân lông, trán, vùng má phía trước tai, cằm.
Mụn trứng cá ở người trưởng thành: Là mụn trứng cá ở những người trên 25 tuổi, hay mụn trứng cá kéo dài, mụn trứng cá khởi phát trong độ tuổi dậy thì và tiếp tục nổi mụn kéo dài đến sau 25 tuổi và mụn trứng cá khởi phát muộn.
 
Trứng cá ngoại sinh: Thứ phát sau tác dụng trên da của các dầu khoáng chất sinh nhân trứng cá, gọi là “mụn dầu” hay bệnh trứng cá dầu ở đùi và cánh tay. Hay gặp ở thợ máy, chủ gara. Thứ phát sau mỹ phẩm chứa những dầu thực vật hay vaseline.
 
Nguyên tắc điều trị
Chế độ ăn cần hạn chế đường, mỡ. Nên ăn nhiều rau, trái cây ít ngọt, tập thể dục thể thao đều đặn, chế độ làm việc không quá căng thẳng sẽ góp phần hạn chế sự bùng phát các tổn thương mụn trứng cá và cải thiện chức năng của da. Tôn trọng cấu trúc da. Không cắt, lể, nặn mụn không đúng phương pháp.  Tránh sử dụng mỹ phẩm, corticoides bôi, vệ sinh da, sạch, thoáng.
Các thuốc sử dụng điều trị mụn trứng cá phải được bác sĩ da liễu chỉ định.
 
Laser và các phương pháp dùng ánh sáng điều trị.
Tóm lại, mụn trứng cá là một bệnh có diễn tiến mạn tính, kéo dài liên tục trong nhiều năm, gây khó chịu cho người bệnh nhưng quan trọng nhất là các hậu quả về thẩm mỹ và tâm lý. Không dùng kem trộn, các loại kem có chứa chất corticoide để bôi lên mặt vì có nhiều biến chứng độc hại. Rửa mặt thật sạch sau khi dùng mỹ phẩm hoặc tiếp xúc với chất dầu khoáng gây mụn Tránh lo âu, thức khuya, mất ngủ. Sử dụng thuốc điều trị cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Vì mụn trứng cá có thể để lại biến chứng sẹo xấu cho nên người bệnh cần điều trị sớm và cẩn thận. Tuân thủ sự hướng dẫn của thầy thuốc.
 
PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng
theo: suckhoedoisong

The post Chữa mụn trứng cá appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/135-chua-mun-trung-ca.html/feed 0
Bệnh da mùa rét https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/6-benh-da-mua-ret.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/6-benh-da-mua-ret.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:27 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/6-benh-da-mua-ret/ Nhiều ngày nay, thời tiết nước ta rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện cho một số bệnh ngoài da phát triển mạnh. Điển hình là bệnh cước do lạnh, mày đay, nứt nẻ da, ngứa… Mặc dù đa số các bệnh lý da do lạnh thường không trực […]

The post Bệnh da mùa rét appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Nhiều ngày nay, thời tiết nước ta rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ xuống thấp là điều kiện cho một số bệnh ngoài da phát triển mạnh. Điển hình là bệnh cước do lạnh, mày đay, nứt nẻ da, ngứa… Mặc dù đa số các bệnh lý da do lạnh thường không trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những phiền toái trong cuộc sống người bệnh.
Cần giữ ấm để phòng bệnh về da do lạnh.

Một số bệnh ngoài da do lạnh

Cước: là một loại chấn thương do lạnh gây kích thích co mạch ngoại vi làm cho tổ chức vùng đó bị thiếu ôxy nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm đôi khi có mụn nước, xuất huyết. Người bệnh cảm thấy đau đớn vùng bị tổn thương và ngứa ngáy khi ủ ấm làm ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt. Vị trí thương tổn hay gặp ở các ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay, tai và mũi. Cước được chia làm hai thể: cước cấp tính và mạn tính. Đề phòng cước cần giữ ấm chân tay bằng cách đi găng tay, bít tất len và sưởi ấm ngay sau khi nhiễm lạnh. Bỏ thuốc lá vì chất nicotine gây co thắt mạch ngoại vi làm bệnh nặng thêm. Nhất là người cao tuổi và trẻ em dưới 10 tuổi phải được chăm sóc đặc biệt tránh bị nhiễm lạnh dễ viêm phổi, tắc mạch chi gây hoại tử tại chỗ.
Mày đay do lạnh: Thường xảy ra sau khi tiếp xúc với không khí lạnh thì bị nổi các sẩn, mảng màu đỏ, sưng phù, ngứa dữ dội ở một hay nhiều vùng (thường gặp nhất là những vùng da hở như mặt, tay, chân); nặng hơn thì sẩn và mảng phát khắp toàn thân, kích thước có thể nhỏ hoặc cũng có thể lớn như cái đĩa. Mày đay kéo dài vài phút đến vài giờ khi ngừng tiếp xúc với lạnh và có thể tái phát nhiều lần trong ngày. Một số trường hợp nặng sẽ xuất hiện mày đay lan tỏa, hạ huyết áp, sốc, bất tỉnh, thậm chí tử vong.

Ngứa da do lạnh: Hiện tượng ngứa khi trời lạnh là do cơ thể quá mẫn cảm lại bị giãn mạch khiến chất huyết tương của máu tràn qua thành mạch, xâm nhập các mô gây ngứa và sưng nề. Ngoài ra, chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế cũng làm cho da bị khô. Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ như acid organic cùng với mồ hôi. Các axít hữu cơ có tác dụng giữ cho da nhờn, đàn hồi, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn… Biểu hiện của tình trạng ngứa do thời tiết lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Ngứa do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số bệnh nhân, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Biện pháp hạn chế ngứa do lạnh hiệu quả là vệ sinh da sạch sẽ nhưng khi tắm chỉ nên dùng nước đủ ấm. Khi bị ngứa dữ dội kéo dài nên đến khám ở chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc vì nếu gãi nhiều sẽ gây xước da, nhiễm khuẩn và viêm da.

Viêm da cơ địa: thường tiến triển mạn tính, có thể khỏi một thời gian, sau đó lại tái phát. Bệnh có tính chất gia đình. Thời tiết càng lạnh và khô hanh thì da người bệnh càng trở nên dày, khô, mốc trắng và ngứa. Vùng da dễ bị khô dày và tổn thương do gãi nhiều thường là nách, kẽ vú, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Có người không chịu được ngứa đã gãi nhiều nên vùng da này càng dày hơn trông như hằn cổ trâu. Việc điều trị không dễ bởi các tổn thương bị nhiễm khuẩn, dùng thuốc hay có tác dụng phụ. Người bệnh tuyệt đối không gãi, không cạo, không chà xát. Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước lã bình thường ngày 2 lần, không dùng xà phòng.

Nứt môi và nứt gót chân: Khi bị nứt môi, đầu tiên là môi bị khô, bong vảy, từ từ dẫn đến nứt, gây đau, chảy máu. Nếu không được điều trị đúng, môi sẽ bị chàm hóa, nhiễm khuẩn, gây ăn uống khó khăn và mất thẩm mỹ. Nứt gót chân với biểu hiện da dày lên, có những đường nứt dọc xung quanh gót chân hoặc ngón chân. Lâu ngày, những vết nứt dài ra và sâu hơn, gây đau đớn, chảy máu, đi lại khó khăn và dễ nhiễm khuẩn nếu không giữ sạch sẽ. Hiện tượng này cũng có thể gặp ở phần da tay nhưng ít hơn ở chân

theo suckhoegiadinh

The post Bệnh da mùa rét appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/6-benh-da-mua-ret.html/feed 0
Bệnh “nước ăn chân”: cách trị https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/5-benh-nuoc-an-chan-cach-tri.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/5-benh-nuoc-an-chan-cach-tri.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:26 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/5-benh-nuoc-an-chan-cach-tri/ Khi mưa gây ngập úng, nước sẽ bị nhiễm khuẩn, nhất là những chỗ bùn lầy. Nếu tiếp xúc nhiều vi khuẩn do lội nước, chỗ có bùn lầy, nấm sẽ bám dính vào da gây bệnh nấm da. Dân gian gọi bệnh này ở phần chân là “nước ăn chân” Y học gọi bệnh […]

The post Bệnh “nước ăn chân”: cách trị appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Khi mưa gây ngập úng, nước sẽ bị nhiễm khuẩn, nhất là những chỗ bùn lầy. Nếu tiếp xúc nhiều vi khuẩn do lội nước, chỗ có bùn lầy, nấm sẽ bám dính vào da gây bệnh nấm da. Dân gian gọi bệnh này ở phần chân là “nước ăn chân”

Y học gọi bệnh “nước ăn chân” là nấm kẽ chân, thường chủ yếu do các loài virus Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum gây ra. Thỉnh thoảng, do loài Epidermophyton Floccosum gây nên.

Bệnh khởi đầu ở giữa kẽ ngón chân thứ  ba và thứ tư. Kẽ ngón chân có hiện tượng bong xước da có màu hơi vàng, chảy dịch, có thể có các mụn nước ở kẽ chân… Từ đó bệnh lan sang các kẽ ngón khác, hay lây lan lên mu bàn chân hoặc lòng bàn chân.

Nếu không vệ sinh sạch sẽ, người bệnh sẽ dễ bị nhiễm trùng gây mụn mủ và vẩy da, bàn chân bị sưng nề, có thể sốt, nổi hạch bẹn. Người bị mắc bệnh rất ngứa ngáy khó chịu.

Cách phòng

Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, bùn, bạn phải tắm rửa sạch sẽ, nhất là phải rửa sạch và kỳ cọ kẽ các ngón chân, chú ý các nếp da. Sau đó phải lau khô không để ẩm ướt.
Nếu gia đình có người bị “nước ăn chân” cần phải cách ly không để lây nấm sang người khác.

Lưu ý không đi tất, đi giày, dép, chung với người bệnh.

Điều trị

Người bệnh có thể bôi một trong các thuốc sau: BSI 2%, ASA, Castellami, Nizoral, Calorem.

Khi tổn thương nặng, cần kết hợp với thuốc chống nấm như Griseofulvin, Nizoral hoặc Sporal.

Ở nước ta có nhiều loại cây thuốc đã được dùng để trị nấm da cho kết quả tốt. Cách làm như sau:

– Lấy lá muồng trâu giã nát đắp sát vào kẽ chân.

– Lấy rễ cây táo rừng sắc nước đặc bôi vào kẽ chân.

– Trầu không giã nát bôi vào kẽ chân.

– Rau răm giã nát bôi vào kẽ chân.

– Ké đầu ngựa (còn gọi là thương nhĩ tử) sắc nước đặc bôi vào kẽ chân.

theo suckhoegiadinh

The post Bệnh “nước ăn chân”: cách trị appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/5-benh-nuoc-an-chan-cach-tri.html/feed 0
Hợp tác giữa Bệnh viện Da liễu Trung ương, CDC và ASM https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/3-hop-tac-giua-benh-vien-da-lieu-trung-uong-cdc-va-asm.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/3-hop-tac-giua-benh-vien-da-lieu-trung-uong-cdc-va-asm.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:24 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/3-hop-tac-giua-benh-vien-da-lieu-trung-uong-cdc-va-asm/ Trong khuôn khổ hợp tác giữa Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và Hội vi sinh Hoa Kỳ (ASM), một đoàn chuyên gia của Hội vi sinh Hoa Kỳ đã sang giúp đỡ cho Khoa Xét nghiệm của bệnh viện từ ngày 26/3 đến ngày 6/4 […]

The post Hợp tác giữa Bệnh viện Da liễu Trung ương, CDC và ASM appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và Hội vi sinh Hoa Kỳ (ASM), một đoàn chuyên gia của Hội vi sinh Hoa Kỳ đã sang giúp đỡ cho Khoa Xét nghiệm của bệnh viện từ ngày 26/3 đến ngày 6/4 năm 2012. Đoàn gồm

– GS. Vladimir Caltarelli, chuyên gia vi sinh học

– GS. Victor Silva, chuyên gia nấm học

– TS. Jeni Vuong, cán bộ CDC Hoa Kỳ

Trong 2 tuần làm việc, đoàn đã giúp đỡ Phòng vi sinh – Khoa xét nghiệm cập nhật các kiến thức mới về lĩnh vực nấm y học. Đoàn cũng có buổi thảo luận một số ca lâm sàng hiếm gặp cùng với toàn thể các bác sỹ của Bệnh viện như: nhiễm nấm P. marneffei, nhiễm nấm Phaeohyphomycosis, lao da, lao sơ nhiễm, nhiễm nấm Malassezia ở móng. Tham dự buổi thảo luận còn có các chuyên gia của Văn phòng CDC Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá rất cao hiệu quả của buổi thảo luận cũng như sự hợp tác giữa các bên.

Các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ cũng tham gia khám phát hiện, điều trị bệnh nấm da đầu ở một trường mẫu giáo ở Hà Nội.

Trong buổi họp tổng kết với đoàn chuyên gia, PGS. TS. Trần Hậu Khang, giám đốc Bệnh viện đã cảm ơn sự giúp đỡ của CDC và Hội vi sinh Hoa Kỳ đối với Bệnh viện nói chung và Khoa xét nghiệm nói riêng. PGS Khang hy vọng với sự giúp đỡ này, trình độ của Khoa xét nghiệm sẽ được nâng lên tầm khu vực, vừa đảm bảo công tác chuyên môn, vừa đảm bảo công tác đào tạo cho tuyến dưới. Đại diện bệnh viện và các chuyên gia cũng thảo luận các hướng hợp tác trong tương lai để tiếp tục nâng cao hơn nữa trình độ của Khoa xét nghiệm và nghiên cứu một số vấn đề y tế quan trọng như việc tìm hiểu bệnh dày sừng lòng bàn tay bàn chân gây dịch ở huyện Ba Tơ – Quảng Ngãi.

theo dalieu

The post Hợp tác giữa Bệnh viện Da liễu Trung ương, CDC và ASM appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/3-hop-tac-giua-benh-vien-da-lieu-trung-uong-cdc-va-asm.html/feed 0
Suýt mất mạng vì ký sinh trùng ăn thịt https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/4-suyt-mat-mang-vi-ky-sinh-trung-an-thit.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/4-suyt-mat-mang-vi-ky-sinh-trung-an-thit.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:24 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/4-suyt-mat-mang-vi-ky-sinh-trung-an-thit/ Khi bạn gái của Adam Spencer chấp nhận lời cầu hôn của anh trong lúc họ đang đi du lịch xuyên Nam Mỹ, cặp đôi tưởng rằng họ sẽ sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng giấc mơ của họ sớm biến thành một cơn ác mộng khi một loại ký sinh trùng bắt đầu ăn […]

The post Suýt mất mạng vì ký sinh trùng ăn thịt appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Khi bạn gái của Adam Spencer chấp nhận lời cầu hôn của anh trong lúc họ đang đi du lịch xuyên Nam Mỹ, cặp đôi tưởng rằng họ sẽ sống hạnh phúc bên nhau.

Nhưng giấc mơ của họ sớm biến thành một cơn ác mộng khi một loại ký sinh trùng bắt đầu ăn rỗ mặt của anh chàng 23 tuổi. Vết thương có mủ nhanh chóng lan trên má, Spencer biết rằng mình đang bị một loại ký sinh trùng ăn thịt tấn công, và có thể thiệt mạng vì chúng.

Khi đó, Spencer và bạn gái Shalynn Pack mới đi được một nửa hành trình dài 6 tháng xuyên Nam Mỹ, và lúc đó họ đang ở Machu Pichu thuộc Peru. Trước đó, Spencer và bạn gái đã có 2 tháng leo núi và ngắm chim trong rừng Amazon. Spencer phát hiện một nốt chấm trên mặt khi họ đi qua vùng đất mặn ở Bolivia.

Suýt mất mạng vì ký sinh trùng ăn thịt
Vết loét ngày càng lan rộng trên mặt nạn nhân. (Nguồn: Daily Mail)

Vết đỏ ngày càng to và đỏ hơn, mủ bắt ngày càng nhiều. Spencer được một bác sĩ địa phương kê thuốc kháng sinh, nhưng vết thương ngày càng nghiêm trọng.

Khi trở về nhà ở bang Oregon (Mỹ), Spencer không mơ gì tới chuyện chuẩn bị đám cưới, mà phải đối mặt với loại bệnh chết người khi đám loét ngày càng lan rộng và lây lên vùng mắt. Spencer sau đó cảm thấy khó nuốt và cứng hàm. Một cục u đang to dần trong họng anh.

TS. William Muth ở phòng khám bệnh truyền nhiễm Samaritan cho rằng có thể Spencer bị ký sinh trùng đơn bào Leishmania tấn công. Chúng chỉ ăn và sinh sôi không ngừng, khiến vết loét ngày càng lan rộng, vào cả mắt, mũi và họng, khiến nạn nhân có thể tử vong.

Cuối cùng, sau 21 ngày điều trị, ký sinh trùng nguy hiểm đã biến mất, để lại một vết sẹo lớn trên mặt Spencer.

theo suckhoegiadinh

The post Suýt mất mạng vì ký sinh trùng ăn thịt appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/4-suyt-mat-mang-vi-ky-sinh-trung-an-thit.html/feed 0
Bệnh viêm da lòng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ – Quảng Ngãi https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/2-benh-viem-da-long-ban-tay-ban-chan-tai-huyen-ba-to-quang-ngai.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/2-benh-viem-da-long-ban-tay-ban-chan-tai-huyen-ba-to-quang-ngai.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:23 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/2-benh-viem-da-long-ban-tay-ban-chan-tai-huyen-ba-to-quang-ngai/ BỆNH VIÊM DA LÒNG BÀN TAY BÀN CHÂN DIỄN BIẾN PHỨC TẠP TẠI HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI Trong những tháng đầu năm 2012, bệnh viêm da bàn tay và bàn chân có tăng men gan xuất hiện tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu có dấu hiệu diễn biến phức tạp. […]

The post Bệnh viêm da lòng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ – Quảng Ngãi appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
BỆNH VIÊM DA LÒNG BÀN TAY BÀN CHÂN DIỄN BIẾN PHỨC TẠP TẠI HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI

Trong những tháng đầu năm 2012, bệnh viêm da bàn tay và bàn chân có tăng men gan xuất hiện tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Đây là căn bệnh có tổn thương: dày sừng từng đám ở lòng bàn chân, bàn tay, đầu và kẽ ngón, nhất là vùng tỳ đè và rìa lòng bàn tay bàn chân, giới hạn rõ, bờ có viền đỏ tím. Thương tổn khô cứng thâm màu và bong vảy ở giữa để lại viền vảy khô ở xung quanh. Một số bệnh nhân có tổn thương chức năng gan.

 

Cho đến ngày 11/4/ 2012 đã có 164 trường hợp mắc căn bệnh này chưa rõ nguyên nhân, trong đó có tới 7 trường hợp tử vong. Trước tình hình đó, Đoàn công tác của Bộ y tế và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành bao gồm: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Viện Y học Lao động, Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm chống độc và Khoa tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện các bệnh nhiệt đới Trung ương, Viện huyết học Trung ương. Đoàn do Ths Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh- Bộ Y tế làm trưởng đoàn.

Ths Nguyễn Trọng Khoa- Phó cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh- Bộ Y tế

4

PGS.TS Trần Hậu Khang đang báo cáo.

 

Đoàn đã tiến hành nghiên cứu khảo sát dịch tễ, vệ sinh môi trường, xét nghiệm nguồn nước sinh hoạt, tìm các yếu tố liên quan đến bệnh viêm da bàn tay và bàn chân. Đồng thời tiến hành khám cho các bệnh nhân ở huyện Ba Tơ bằng các biện pháp: lấy mẫu tóc, sinh thiết tại tổn thương, lấy mẫu máu của người bị bệnh và người không bị bênh để làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân.

PGS.TS Trần Hậu Khang- Giám đốc Bệnh viện da liễu Trung ương khám bệnh cho người dân

Đoàn công tác khám bệnh cho người dân

theo dalieu

The post Bệnh viêm da lòng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ – Quảng Ngãi appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-da-lieu/2-benh-viem-da-long-ban-tay-ban-chan-tai-huyen-ba-to-quang-ngai.html/feed 0