Bệnh răng miệng – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn Thông tin y học - Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, làm đẹp, dinh dưỡng. Tìm hiều các bệnh lý thường gặp Thu, 07 Nov 2019 13:31:27 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 https://www.binhduonghospital.org.vn/wp-content/uploads/2019/11/favicon.ico Bệnh răng miệng – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn 32 32 Chứng sâu răng sớm ở trẻ https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/25-chung-sau-rang-som-o-tre.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/25-chung-sau-rang-som-o-tre.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:38 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/25-chung-sau-rang-som-o-tre/ Một hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ  về bệnh răng miệng chính là sâu răng sớm, nó chiếm tỷ lệ 30 – 50% ở các nước phát triển và đến 70% ở các nước đang phát triển. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ […]

The post Chứng sâu răng sớm ở trẻ appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Một hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ  về bệnh răng miệng chính là sâu răng sớm, nó chiếm tỷ lệ 30 – 50% ở các nước phát triển và đến 70% ở các nước đang phát triển. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ bị sâu răng nhiều hơn khi lớn lên. Vậy nên, việc phòng ngừa sâu răng sớm cho trẻ sẽ giúp tránh được các vấn đề về răng miệng sau này.

Cơ chế gây bệnh

Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và các lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển mạnh.

Nhóm các vi khuẩn atreptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra nhiều chất axít và sống ở môi trường pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn khác (các lactobacillus) sẽ sinh sôi ở răng, tạo ra môi trường axít và thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Sự mất khoáng do axít được tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc vào số lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn.

 

Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức.

Triệu chứng, biểu hiện

Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các tổn thương nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường; nhưng các tổn thương lớn thường có biểu hiện là lỗ thủng ở bề mặt nhai. Vị trí sâu răng thường gặp là ở mặt bên (mặt tiếp xúc giữa các răng) và rất nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng mà thôi. Các tổn thương do sâu răng biểu hiện ở bề mặt trơn láng (mặt ngoài và mặt trong) thường chỉ gặp ở trẻ bị sâu nhiều răng nghiêm trọng.

Sâu răng sớm ở trẻ (early childhood caries – ECC) rất phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi. Các đối tượng có nguy cơ bị ECC bao gồm những trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, bánh snack), trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, hay trẻ có dị dạng ở răng.

Các biến chứng

Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.

Điều trị

Tùy theo độ tuổi của trẻ khi bị sâu răng mà có phương pháp điều trị riêng. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường ít hợp tác trong quá trình điều trị răng, đòi hỏi phải có các dụng cụ hỗ trợ như: kìm giữa trẻ, gây tê hay gây mê trong lúc trám răng, Sau 4 tuổi, trẻ bắt đầu có khả năng hợp tác hơn với việc chữa răng và với thuốc gây tê tại chỗ.

Điều trị răng có sử dụng amangam bạc, vật liệu trám composite hay mão toàn diện có thể giúp giữ lại được các răng sâu. Nếu tổn thương lan đến tủy răng, cần lấy một phần tủy răng hay lấy toàn bộ tủy răng hay lấy toàn bộ tủy răng rồi sau đó mới trám răng bị sâu. Nếu phải nhổ răng sâu, khoảng trống sau nhổ răng cần được giữ vệ sinh tốt để ngăn sâu răng lan sang các răng còn lại.

Tình trạng nhiễm trùng răng còn khu trú trong xương ổ có thể được xử lý bằng các biện pháp tại chỗ (nhổ răng, lấy toàn bộ tủy răng). Kháng sinh đường uống được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng răng viêm mô tế bào, sưng mặt hoặc trong trường hợp không thể gây tê răng vì có viêm. Penicilin là kháng sinh được chọn ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có tiền căn dị ứng với thuốc này, khi đó có thể thay thế bằng clindamycin hay erythromycin. Các thuốc giảm đau dạng uống như inuprofer thường có khả năng kiểm soát cơn đau tốt hơn. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng và đe dọa đến sức khỏe của trẻ thì bạn cần dùng đến các kháng sinh đường tiêm.

Sâu răng sớm ở trẻ có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi.

Phòng ngừa

Biện pháp phòng chống sâu răng hiệu quả nhất là cho fluor tối ưu vào nước sinh hoạt hàng ngày với nồng độ 1ppm. Trẻ em sống ở vùng mà nguồn nước thiếu fluor có nguy cơ sấu răng cao hơn nên cần được dùng bổ trợ chất fluor. Để tránh trường hợp dùng quá liều fluor cần thiết, bác sĩ không kê đơn thuốc fluor với số lượng quá 120mg. Biểu hiện cấp tính của quá liều fluor (cao hơn 5mg/kg) cần được xử trí khẩn cấp. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ chỉ định) có lợi cho các bệnh nhi cso nguy cơ bị sâu răng.

Vệ sinh răng miệng

Đánh răng hàng ngày, nhất là với kem đánh răng có fluor, sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Đa số trẻ em dưới 8 tuổi không chịu đánh răng đúng theo quy định. Do vậy, các bậc cha mẹ cần giám sát trẻ làm vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để tránh sâu răng.

Chế độ ăn uống

Giảm ăn các thực phẩm chứa các chất có đường sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu răng. Vì vậy, không nên cho trẻ dùng các thức uống ngọt, hay dùng chất ngọt vào ban đêm; đối với trẻ có nguy cơ bị sâu răng cao cần tránh dùng các loại bánh snack vào giữa các bữa ăn.

Trám bít hố rãnh

Trám bít hố rãnh răng bằng resin được ghi nhận là có hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu răng ở các răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn. Trám bít hố rãnh có hiệu quả nhất khi các răng vừa mọc (trẻ 1 – 2 tuổi) và cho các trường hợp răng cối có khe sâu hay rãnh sâu.

Bạn có thể giúp trẻ tập đánh răng vào độ tuổi này bằng những cách đơn giản như:

– Chuẩn bị tâm lý cho con bằng cách, dẫn chúng đi siêu thị tự mình chọn những chiếc bàn chải trẻ em xinh xinh, đày màu sắc.

– Làm mẫu và giải thích cho trẻ, đánh răng không hề gây đau mà trái lại, điều này sẽ giúp răng sạch sẽ và thơm tho hơn, để cười xinh mỗi khi soi gương cùng mẹ.

– Mua những loại kem đánh răng có mùi vị để trẻ không có cảm giác cay và sợ thuốc đánh răng.

– Cho trẻ xem những băng hình có cảnh các bạn cùng trang lứa khác đang đánh răng để trẻ bắt chước.

– Chọn mua ở các nhà sách hoặc các trung tâm nha khoa những bức hình về răng miệng để giúp trẻ tìm hiểu thế nào là răng sâu, răng hỏng, thế nào quy trình đánh răng đúng cách?

– Tâm lý của trẻ là rất thích… đua đòi. Vì thế, trong những ngày đầu tiên, hãy tập trung vài bé cùng một lúc để thực hành những bài học về răng miệng. Chúng sẽ bắt chước và ganh đua với nhau trong quá trình học tập. Và từ đó, chúng sẽ bớt đi cảm giác nhàm chán, sợ sệt. Cha mẹ phải bình tĩnh chứ không nên quát tháo, la mắng trẻ. Điều này chỉ làm chúng sợ thêm mà thôi. Động viên con hoặc bày ra những trò chơi trong quá trình cùng trẻ tập đánh răng sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú mỗi ngày.

 

theo suckhoevietnam

The post Chứng sâu răng sớm ở trẻ appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/25-chung-sau-rang-som-o-tre.html/feed 0
Trẻ bị hôi miệng: nguyên nhân và cách khắc phục https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/26-tre-bi-hoi-mieng-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/26-tre-bi-hoi-mieng-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:38 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/26-tre-bi-hoi-mieng-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc/ Một hội chứng khá phổ biến ở trẻ em đó là chứng hôi miệng (bệnh răng miệng). Nguyên nhân là do chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Trẻ không tự ý thức được nên người lớn phải giúp đỡ trẻ khắc phục vấn đề này. […]

The post Trẻ bị hôi miệng: nguyên nhân và cách khắc phục appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Một hội chứng khá phổ biến ở trẻ em đó là chứng hôi miệng (bệnh răng miệng). Nguyên nhân là do chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Trẻ không tự ý thức được nên người lớn phải giúp đỡ trẻ khắc phục vấn đề này.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.

Vệ sinh răng miệng kém

Trẻ em từ khoảng 2 tuổi trở đi thì số răng đã mọc đủ, nước bọt đã nhiều, trẻ đã tập ăn cơm, cá thịt hay những thứ rau mềm. Sau khi trẻ ăn, nếu không làm vệ sinh răng miệng thì những thức ăn này sẽ còn giắt lại ở răng của trẻ cũng có thể gây mùi hôi. Những vi khuẩn bình thường sống trong miệng và sẽ tương tác với thức ăn thừa mắc lại ở giữa các kẽ răng, ở lợi, trên lưỡi hay bề mặt amiđan ở dưới họng. Đây là những nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi, đặc biệt nếu thực phẩm ở trong miệng một thời gian dài.

Dạy bé biết vệ sinh răng miệng để loại bỏ chứng hôi miệng

Trẻ viêm lợi hoặc viêm quanh răng, răng sâu gây viêm tuỷ răng: lợi của bé thường sưng tấy đỏ, có thể chảy mủ hoặc có lỗ rò ở vị trí chân răng, có sốt, miệng của bé cũng rất hôi.

Bệnh hay dị ứng

Các bệnh có thể gây hôi miệng như viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan có hốc, u ở họng, viêm phế quản, viêm phổi, thoát vị bẹn hoặc dị ứng theo mùa, một số trẻ có thể bị trào ngược dạ dày hoặc nôn trớ. Nếu nôn trớ là thủ phạm thì thường trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái sau ăn.

Ngoài ra, một số bệnh, thường kèm theo các triệu chứng gây mùi trong hơi thở: tình trạng nhiễm toan và tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tạo nên các mùi xêton. Bệnh nhân suy gan, hơi thở có mùi hôi đặc trưng. Do vậy, muốn biết hôi miệng do nguyên nhân gì, cách khắc phục thế nào bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.

Khô miệng

Nếu bé thở đường miệng bởi vì đang bị ngạt mũi thì vi khuẩn trong miệng càng có cơ hội tăng trưởng.

Dị vật ở mũi

Hột đậu, đỗ hay một dị vật nào đó mà trẻ nhét vào mũi làm tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho khi ngửi ở mồm hoặc mũi trẻ có mùi rất hôi.

Ăn những thực phẩm nặng mùi

Nếu bé thích các món ăn có nhiều tỏi, hành thì chúng có thể là thủ phạm gây ra hơi thở hôi.

Khắc phục

– Cho trẻ đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, cạo sạch bẩn ở lưỡi, có thể dùng thêm dung dịch sát trùng miệng. Trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ăn. Nên đánh ít nhất 2 phút mỗi lần.

– Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari,… trong chế biến các món ăn cho trẻ.

– Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.

– Cho trẻ đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời điều trị.

Lưu ý

Bạn đừng làm trẻ phải ngượng ngùng vì hơi thở của mình. Hãy cố gắng coi đó là một điều bình thường, cho dù nó có thể gây rắc rối cho bạn một chút.

Động viên trẻ chăm sóc răng miệng thật tốt đễ giữ được hơi thở thơm tho suốt cả ngày. Bạn hãy làm gương cho trẻ trong vấn đề này nhé!

 

theo suckhoevietnam

The post Trẻ bị hôi miệng: nguyên nhân và cách khắc phục appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/26-tre-bi-hoi-mieng-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc.html/feed 0
Bệnh hôi miệng và cách xử trí https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/23-benh-hoi-mieng-va-cach-xu-tri.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/23-benh-hoi-mieng-va-cach-xu-tri.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:37 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/23-benh-hoi-mieng-va-cach-xu-tri/ Tình trạng hôi miệng (bệnh răng miệng) khá phổ biến và có thể tác động xấu đến đời sống tâm lý của cá nhân, đặc biệt là khi giao tiếp. Nguyên nhân gây ra hôi miệng rất phức tạp, có thể xuất phát từ miệng hoặc ngoài miệng, do đó, cần có sự chẩn đoán […]

The post Bệnh hôi miệng và cách xử trí appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Tình trạng hôi miệng (bệnh răng miệng) khá phổ biến và có thể tác động xấu đến đời sống tâm lý của cá nhân, đặc biệt là khi giao tiếp. Nguyên nhân gây ra hôi miệng rất phức tạp, có thể xuất phát từ miệng hoặc ngoài miệng, do đó, cần có sự chẩn đoán của các bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và lập kế hoạch điều trị phù hợp.

Trước hết, bạn cần phải biết rằng chải răng và chải lưỡi sạch là một công việc rất đơn giản nhưng có thể tạo hơi thở thơm tho trong khi giao tiếp.

Có thể tự nhận biết hôi miệng không?

Các nhà khoa học cho rằng, người ta rất khó tự nhận biết mùi riêng của mình do tính thích nghi mặc dù họ có thể nhận ra mùi của người khác. Một số người cho rằng họ có hơi thở hôi do các vị ngoại lai như vị kim loại, vị chua, vị của thức ăn phân hủy… mặc dù các vị này hầu như chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong việc sinh mùi. Vì lí do này, cách đơn giản và hiệu quả nhất để biết liệu mình có bị hôi miệng không là hỏi ý kiến của một thành viên người lớn trong gia đình hoặc một người bạn thân tín. Nếu họ xác nhận rằng bạn có vấn đề về mùi hơi thở, họ có thể giúp bạn xác định xem mùi đó có nguồn gốc từ miệng hay mũi cũng như thẩm định xem các phương pháp điều trị có hiệu quả hay không. Một cách phổ biến để xác định sự hiện diện của hôi miệng là liếm vào mặt sau của cổ tay, để khoảng 1-2 phút cho nước bọt khô và ngửi. Test thử này thường đưa ra chẩn đoán quá mức, vì vậy cũng không nên dùng. Cách tốt hơn là cạo nhẹ vùng phía sau mặt lưng lưỡi bằng một thìa cạo bằng nhựa, sau đó ngửi mùi chất bã khô. Một test hóa học tại nhà để kiểm tra sự hiện diện của polyamins và hợp chất lưu huỳnh là sử dụng miếng gạc lau lưỡi. Hơn nữa, vì mức độ mùi thay đổi suốt cả ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó, cần thiết phải tiến hành nhiều thử nghiệm.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng do nguồn gốc tại miệng

– Lưỡi: Lưỡi là vùng có liên quan chặt chẽ nhất với tình trạng hôi miệng. Các vi khuẩn trên lưỡi sinh ra các hợp chất nặng mùi và các acid béo, là nguyên nhân của 80-90% các ca hôi miệng liên quan trực tiếp đến miệng. Một lượng lớn vi khuẩn tìm thấy ở phía sau của mặt lưng lưỡi – vùng tương đối ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bình thường – vì đây là vùng khô, ít được làm sạch và quần thể vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ trên các mảnh thức ăn tồn đọng, xác các tế bào biểu mô và dịch mũi.

Bệnh nha chu là một nguyên nhân tại miệng gây mùi hôi.

– Miệng: Hơn 600 loại vi khuẩn được tìm thấy trong miệng. Hàng chục loại trong số này tạo ra mùi hôi rất khủng khiếp khi ủ trong phòng thí nghiệm. Mùi được sản xuất ra chủ yếu là do sự phân hủy các protein thành các axit amin cá nhân và một số loại axit amin nhất định lại phân hủy sinh ra mùi dễ nhận thấy. Các vùng khác của miệng cũng có thể góp phần vào việc gây mùi tổng thể, tuy nhiên không phổ biến như vùng phía sau của lưỡi như vùng kẽ răng, vùng dưới lợi, phục hình răng sai quy cách, các ổ áp-xe, răng giả không vệ sinh. Các tổn thương răng miệng gây ra do nhiễm virut như Herpes Simplex và HPV cũng góp phần gây ra hơi thở hôi.

– Các bệnh lợi: Có một số tranh cãi về vai trò của bệnh nha chu gây ra hôi miệng. Tuy nhiên, bệnh nha chu tiến triển là một nguyên nhân phổ biến của chứng hôi miệng nặng. Các sản phẩm của các vi khuẩn kỵ khí phát triển bên dưới lợi có mùi hôi và đã được chứng minh trên lâm sàng là tạo ra hơi thở hôi rất mãnh liệt. Việc loại bỏ vôi răng dưới lợi (cao răng, mảng bám cứng) và mô dễ vỡ giúp cải thiện tình trạng trên một cách đáng kể. Cần có sự phối hợp giữa việc nạo túi lợi và làm nhẵn bề mặt chân răng với sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn.

Nguồn gốc ngoài miệng

– Mũi: Nguồn gốc gây hôi miệng thứ hai chính là mũi. Khí thở từ mũi có mùi cay nồng khác với mùi hôi từ miệng. Nguyên nhân gây hôi miệng từ mũi thường là do viêm xoang hay các cơ quan bên ngoài.

– Amidan: Viêm hoặc thoái hóa của amidan góp một phần nhỏ vào chứng hôi miệng. Vôi hóa các hốc amidan (gọi là sỏi amidan) gây ra mùi rất hôi khi thở.

– Thực quản: Thoát vị thực quản hay trào ngược dạ dày thực quản cho phép axid đi qua thực quản và thoát khí ra ở miệng. Túi thừa Zenker (túi thừa hầu-thực quản) cũng có thể gây ra hơi thở hôi do sự chuyển hóa các thực phẩm được giữ lại trong thực quản.

 

– Dạ dày: Dạ dày được coi là một nguồn gốc rất phổ biến của hơi thở hôi. Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày thường gây ra tình trạng hôi miệng nặng nề.

Xử trí hôi miệng có khó không?

Nếu hơi thở hôi liên tục và các yếu tố nha khoa và bệnh lý khác đã được loại trừ, việc kiểm tra chuyên khoa và điều trị là bắt buộc. Các phòng khám nha khoa có thể chẩn đoán chứng hôi miệng nhờ một số phương pháp được dùng trong phòng thí nghiệm cũng như điều trị. Các phương pháp điều trị được gợi ý bao gồm:

Làm sạch lưỡi

Làm sạch lưỡi nhằm kiểm soát hơi thở có mùi. Đây cũng là một việc hết sức quan trọng, có thể kiểm soát được và rất có hiệu quả. Đừng nên quên động tác chải lưỡi khi chải răng. Có thể sử dụng bàn chải đánh răng, cây cạo lưỡi hoặc bàn chải lưỡi, thậm chí một chiếc muỗng cà phê lật ngược để loại bỏ sạch màng vi khuẩn, các mảnh vỡ và chất nhày bám trên lưỡi. Nên tránh cạo mạnh làm tổn hại lưỡi và cũng cần tránh cạo vào vùng hàng rào vị giác chữ V ở cực sau của lưỡi. Chải mặt lưỡi bằng một lượng nhỏ nước súc miệng diệt khuẩn hoặc gel làm sạch lưỡi sẽ ngăn chặn các hoạt động tiếp diễn của vi khuẩn.

Ăn một bữa sáng lành mạnh với các thức ăn thô để làm sạch mặt sau của lưỡi.

Nhai kẹo cao su:

Khô miệng làm tăng sự tích tụ vi khuẩn và gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hơi thở có mùi. Nhai kẹo cao su không đường giúp tăng tiết nước bọt, do đó làm giảm hôi miệng.

Súc miệng trước khi ngủ với nước súc miệng:

Một số loại nước súc miệng trên thị trường có tác dụng giảm mùi hôi trong nhiều giờ. Nước súc miệng có thể chứa một số thành phần hoạt hóa mà có thể bị bất hoạt bởi xà phòng trong kem đánh răng. Vì thế, người ta khuyên không nên súc miệng ngay sau khi chải răng hoặc dùng nước súc miệng khi chải răng mà nên dùng trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất.

Duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày:

Việc này bao gồm đánh răng, làm sạch lưỡi, dùng chỉ nha khoa, khám nha sĩ theo định kỳ.

Liệu pháp tâm lý: Cũng cần lưu ý rằng, có khá nhiều bệnh nhân bị mắc chứng hôi miệng ảo tưởng. Những bệnh nhân này bị ám ảnh về hơi thở hôi hay chứng ảo tưởng hôi miệng. Họ chắc chắn rằng mình bị hôi miệng mà không hề hỏi ý kiến người khác để nhận được một lời nhận xét khách quan. Do vậy, liệu pháp tâm lý hết sức quan trọng đối với những bệnh nhân này.

 

theo suckhoevietnam

The post Bệnh hôi miệng và cách xử trí appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/23-benh-hoi-mieng-va-cach-xu-tri.html/feed 0
Vì sao lại sâu răng ? https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/24-vi-sao-lai-sau-rang.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/24-vi-sao-lai-sau-rang.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:37 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/24-vi-sao-lai-sau-rang/ Sâu răng là những tổn thương ở tổ chức cứng của răng tạo thành lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng có thể ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tổn thương sâu trên thân răng bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên chân răng […]

The post Vì sao lại sâu răng ? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Sâu răng là những tổn thương ở tổ chức cứng của răng tạo thành lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng có thể ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tổn thương sâu trên thân răng bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên chân răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà chân răng.

Sâu răng do nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân là do vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn trên mặt răng sẽ tạo thành một màng dính vào răng gọi là màng bám răng, màng này rất dính và có ở tất cả các mặt răng đặc biệt là răng hàm, màng bám răng không những gây sâu răng mà còn gây viêm lợi và viêm quanh răng. Màng bám răng dần dần được khoáng hóa bởi các chất khoáng trong nước bọt và thức ăn tạo thành cao răng.

27

 

Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có điều kiện bám vào, acid càng được tạo ra nhiều hơn, tổ chức cứng (men và ngà răng) càng bị phá hủy, lỗ sâu được mở rộng và tiến về phía tủy răng. Những người bị tụt lợi hở cổ răng và chân răng thì màng bám răng sẽ bám lên và bắt đầu quá trình phân hủy thức ăn tạo acid trên bề mặt cổ răng và chân răng, mô cứng của răng bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu. Người Việt Nam nói chung có thói quen dùng bàn chải cứng và chải ngang nên hay bị mòn cổ răng và chân răng làm lộ ngà chân răng, ngà chân răng bị hở rất dễ bị sâu.

Phát hiện sâu răng bằng cách nào?

Răng bị sâu sẽ ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị đau tủy răng từng cơn. Để phát hiện sâu răng, tất cả mọi người cần đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra có bị sâu răng không và chữa kịp thời. Lỗ sâu nằm trên mặt nhai, mặt ngoài và mặt trong của răng thì dễ phát hiện khi khám lâm sàng, lỗ sâu ở mặt tiếp giáp của hai răng thì khó phát hiện hơn, nhiều trường hợp cần chụp Xquang để chẩn đoán, bệnh nhân có thể chụp phim cận chóp hoặc phim panorama.

Điều trị và dự phòng

Các lỗ sâu của răng vĩnh viễn cần được làm sạch hết ngà mủn và trám bằng vật liệu amalgam, composite, xi măng glassionomer, răng sữa có thể trám bằng xi măng glassionomer, xi măng sứ và xi măng phosphat. Những lỗ sâu lớn có thể được hồi phục bằng inlay hoặc o­nlay kim loại hoặc sứ, răng vỡ lớn nên được bọc bằng chụp kim loại hoặc chụp sứ. Răng tổn thương tủy cần được điều trị tủy rồi phục hồi răng. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy chết, viêm quanh cuống răng, áp xe quanh cuống răng, sâu răng có thể làm vỡ răng, sâu răng làm giảm thẩm mỹ, gây hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp. Tuy nhiên, nếu răng được điều trị đúng kỹ thuật thì hoàn toàn có thể sử dụng như các răng bình thường khác.

Để phòng bệnh, mọi người cần phải chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 1 lần trong ngày sau bữa tối, tránh ăn vặt nhất là ăn vặt đồ ngọt, chải răng đúng cách là việc quan trọng để làm sạch hoàn toàn các răng, nên để lông bàn chải nghiêng trên mặt ngoài (hoặc mặt trong) một góc 45 độ, chải hất về phía mặt nhai hoặc rìa cắn, chải từng nhóm răng tới khi sạch, đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại.

Dùng thuốc chải răng có fluoride, fluoride kết hợp với hydroxy apatid có trong men răng có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, do vậy chống đỡ với vi khuẩn và acid tốt hơn.

Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng: các kẽ răng thường vẫn còn đọng thức ăn sau khi chải răng, bởi vậy các bạn nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi chải răng, cách dùng như sau: bạn lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo ngang 1cm, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ.

Những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng nhiều và thưa răng cần dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch mặt tiếp giáp giữa các răng.Những răng mọc lệch lạc cần được chỉnh cho đúng vị trí vì răng mọc lệch bị bám thức ăn nhiều hơn làm tăng nguy cơ sâu răng.Tránh ăn vặt đồ ngọt nhiều lần, nên ăn thành bữa và chải răng sau bữa ăn.Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và chữa kịp thời.

 

theo suckhoevietnam

The post Vì sao lại sâu răng ? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/24-vi-sao-lai-sau-rang.html/feed 0
Những mẹo giúp cho bé có hàm răng chắc khỏe https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/22-nhung-meo-giup-cho-be-co-ham-rang-chac-khoe.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/22-nhung-meo-giup-cho-be-co-ham-rang-chac-khoe.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:36 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/22-nhung-meo-giup-cho-be-co-ham-rang-chac-khoe/ Chỉ bằng những mẹo nhỏ, mẹ có thể giúp bé luôn nở nụ cười xinh, răng trắng bóng và hơi thở chẳng hề có mùi tí nào! Tập thói quen đánh răng cho con từ khi mọc răng sữa để ngừa các bệnh răng miệng. Khi bé bắt đầu có răng sữa, mẹ hãy tập […]

The post Những mẹo giúp cho bé có hàm răng chắc khỏe appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Chỉ bằng những mẹo nhỏ, mẹ có thể giúp bé luôn nở nụ cười xinh, răng trắng bóng và hơi thở chẳng hề có mùi tí nào!

Tập thói quen đánh răng cho con từ khi mọc răng sữa để ngừa các bệnh răng miệng.

Khi bé bắt đầu có răng sữa, mẹ hãy tập cho bé thói quen đánh răng. Mẹ có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện vui liên quan đến bàn chải, kem đánh răng và thậm chí làm gương cho chúng. Thậm chí, mẹ cần dạy trẻ biết cách đánh răng đúng cách ngay từ khi trẻ mới mọc răng sữa. Việc tập cho trẻ biết tự đánh răng là quan trọng cho dù nó chưa thực sự sạch sẽ cho lắm, nhưng hãy cứ để con tự làm, nếu cần bạn đánh răng lại cho con sau đó.

Bé chưa có răng cũng phải chăm sóc miệng:

Khi trẻ chưa mọc răng, bạn cần lau sạch lợi cho bé bằng khăn ướt, mềm ít nhất 2 lần/ngày. Khi bé mọc răng sữa bạn cần chải răng cho bé 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm. Mẹ nhớ dùng gạc để đánh tưa lưỡi cho bé.

Chọn bàn chải mềm và có cỡ vừa miệng trẻ:

Vì nếu bàn chải quá lớn sẽ không chải được phía trong. Trẻ đang độ tuổi tập đánh răng cần một bàn chải đầu nhỏ và có cần lớn.

Trẻ nên đánh răng sau mỗi bữa ăn:

Đánh răng làm sạch những mảng bám thức ăn vi khuẩn, những tác nhân gây sâu răng hay những bệnh về lợi. Rất tốt nếu trẻ đánh răng sau mỗi bữa ăn. Nếu việc đó bất tiện hay khó thực hiện thì ít nhất trẻ cũng đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày.

Thay bàn chải cho bé ba tháng một lần:

Bạn cần thay bàn chải mới khi bàn chải cũ bị loe, cùn hay cứ ba tháng thay một lần là được. Không cần vứt bàn chải cũ khi trẻ bị cảm, cúm vì khả năng trẻ bị tái nhiễm virus cúm gần như bằng không. Vì trẻ đã kháng được loại virus đó trong quá trình mang bệnh.

Trẻ 7 tuổi không cần phải giám sát khi đánh răng

Thông thường, trẻ em trên 7 tuổi có thể tự đánh răng, bạn chỉ cần trông chừng chút ít. Khi nào trẻ đã thành thạo trong công việc này, hãy để trẻ tự làm.

Chọn kem đánh răng cho trẻ đúng cách:

Kem đánh răng có chứa flour có tác dụng ngừa sâu răng. Tuy nhiên nếu trong nước máy cũng đã có flour thì trẻ em dưới 6 tuổi chỉ cần loại kem đánh răng có hàm lượng flour trong khoảng 0.4÷0.6%. Trẻ trên 6 tuổi có thể dùng loại kem đánh răng dùng cho người lớn – có hàm lượng flour cao hơn – nhưng chỉ dùng với liều lượng nhỏ (Mỗi lần lấy chỉ bằng một hạt đỗ).

Không nên để trẻ nuốt kem đánh răng:

Vì nước máy đã có sẵn flour, việc trẻ nuốt nhiều kem đánh răng có chứa flour có thể dẫn đến chứng nhiễm flour, làm cho răng vĩnh viễn bị xỉn, ố màu.

Nên thường xuyên đưa trẻ đi khám răng:

Các nha sỹ chuyên về trẻ em khuyên rằng trẻ nên đi khám răng lần đầu tiên khi 1 tuổi. Điều này cũng giúp nha sỹ chuẩn đoán và ngăn ngừa các vấn đề về răng lợi mà trẻ có thể mắc phải. Không nên để đến khi trẻ nhức răng đau lợi mới đưa con đến nha sỹ.

 

theo suckhoevietnam

The post Những mẹo giúp cho bé có hàm răng chắc khỏe appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-rang-mieng/22-nhung-meo-giup-cho-be-co-ham-rang-chac-khoe.html/feed 0