Bệnh tai mũi họng – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn Thông tin y học - Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, làm đẹp, dinh dưỡng. Tìm hiều các bệnh lý thường gặp Thu, 07 Nov 2019 13:47:53 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 https://www.binhduonghospital.org.vn/wp-content/uploads/2019/11/favicon.ico Bệnh tai mũi họng – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn 32 32 Bệnh viêm xoang https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/125-benh-viem-xoang.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/125-benh-viem-xoang.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:43 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/125-benh-viem-xoang/ Trước đây, viêm mũi, viêm xoang được coi là căn bệnh của mùa lạnh, của thời tiết lúc giao mùa. Nhưng hiện nay ngay cả khi thời tiết đã sang hè, viêm mũi, viêm xoang vẫn đang khiến không ít người phải khó chịu, khổ sở. Nguyên nhân gây bệnh Có nhiều nguyên nhân gây […]

The post Bệnh viêm xoang appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Trước đây, viêm mũi, viêm xoang được coi là căn bệnh của mùa lạnh, của thời tiết lúc giao mùa. Nhưng hiện nay ngay cả khi thời tiết đã sang hè, viêm mũi, viêm xoang vẫn đang khiến không ít người phải khó chịu, khổ sở.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang như bị viêm nhiễm làm cho sự lưu thông không khí giữa các xoang bị ứ trệ, chất nhầy ở niêm mạc các xoang tiết ra không được lưu thông tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đối với vi khuẩn thì có một số bình thường sống ký sinh ở trong xoang không gây bệnh, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh (ví dụ do niêm mạc xoang bị tắc nghẽn, bị viêm nhiễm do virút. Viêm xoang cũng hay gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng (gặp phải thức ăn có tính chất gây dị ứng, phấn hoa, hóa chất, đang bị dị ứng như: mề đay, chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng kéo dài…) làm cho niêm mạc các xoang bị phù nề gây chít hẹp hoặc tắc nghẽn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển rồi gây bệnh. Hoặc có thể do bị sâu răng, nhiễm trùng răng, đặc biệt là ở hàm trên; người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em còi xương suy dinh dưỡng, những người mắc bệnh đường hô hấp mạn tính kéo dài, dùng kháng sinh không hợp lý làm cho vi khuẩn kháng lại kháng sinh.

 

 

Môi trường sống không trong sạch, khói bụi, khói bếp, khói thuốc lá cũng là những yếu tố thuận lợi gây bệnh viêm xoang.

Không chỉ rầm rộ trong mùa đông, không ít người khốn khổ vì căn bệnh này trong mùa hè. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi thất thường, khói xe, ô nhiễm môi trường và hơn cả là làm việc quá thường xuyên trong môi trường có điều hòa nhiệt độ. Khi chênh lệch nhiệt độ giữa phòng điều hòa và ngoài trời quá lớn, độ ẩm quá thấp, hệ thống máy lạnh không được làm vệ sinh thường xuyên, không khí trong phòng không được lưu thông tự nhiên nên vi khuẩn, nấm mốc, virut phát triển nhanh… đã dẫn tới bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng và viêm xoang.

Ngoài ra bệnh hay gặp nhiều ở những đối tượng làm những nghề tiếp xúc với khói, bụi, như thợ mộc, thợ xây dựng, công nhân quét đường… Nhiều trường hợp mắc bệnh do đi ngoài đường thường không đeo khẩu trang, hoặc sống ở khu vực có môi trường bị ô nhiễm. Khói xăng từ các phương tiện giao thông ngày càng đông đúc. Đây chính là những nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh viêm mũi, viêm xoang chiếm số đông tại các khu đô thị và khi thời tiết đã vào hè, bệnh vẫn không thuyên giảm.

Phòng bệnh lúc “trái mùa”

Để giảm thiểu nguy cơ bị viêm xoang “trái mùa”, khi dùng điều hòa, chỉ nên để nhiệt độ chênh với môi trường không quá 8-10oC (nhiệt độ tối ưu là 26oC), nên có máy tạo độ ẩm dạng phun hơi nước hoặc đơn giản là một chậu nước để trong phòng.  Khi đi đường phải đeo khẩu trang đề phòng bụi bặm, không khí ô nhiễm.

Đối với những người đã bị viêm xoang thì khi bị bệnh không chỉ dùng các loại thuốc giảm nhanh các triệu chứng khó chịu mà quan trọng nhất vẫn là phải giải quyết triệt để bệnh như rửa mũi xoang đúng cách bằng nước muối sinh lý và dùng các loại thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ.

theo: suckhoedoisong

The post Bệnh viêm xoang appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/125-benh-viem-xoang.html/feed 0
Mùa hè, coi chừng trẻ bị viêm phổi https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/126-mua-he-coi-chung-tre-bi-viem-phoi.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/126-mua-he-coi-chung-tre-bi-viem-phoi.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:43 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/126-mua-he-coi-chung-tre-bi-viem-phoi/ Hiện nay, số ca nhập viện do các bệnh lý về hô hấp đang tăng cao. Trẻ em có thể bị mắc bệnh việm phổi vào các mùa trong năm. Vào mùa hè, trẻ em rất có thể bị viêm phổi, thậm chí viêm phổi nặng.   Những nguy cơ tiềm ẩn Mùa nắng nóng, […]

The post Mùa hè, coi chừng trẻ bị viêm phổi appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Hiện nay, số ca nhập viện do các bệnh lý về hô hấp đang tăng cao. Trẻ em có thể bị mắc bệnh việm phổi vào các mùa trong năm. Vào mùa hè, trẻ em rất có thể bị viêm phổi, thậm chí viêm phổi nặng.

 

Những nguy cơ tiềm ẩn

Mùa nắng nóng, nếu trẻ luôn dùng đồ ăn, nước uống lạnh liên tục trong nhiều ngày thì các bộ phận rất nhạy cảm ở họng, miệng, hầu, thanh quản cũng như các bộ phận khác của đường hô hấp dưới dễ bị tổn thương.

Biểu hiện của sự nhiễm lạnh là viêm họng, hầu hoặc viêm thanh quản hoặc viêm amiđan, viêm VA. Và từ các bệnh này trẻ sẽ bị viêm phổi từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng nếu không phát hiện kịp thời.

 

Mùa hè, nếu sử dụng máy điều hòa mà nhiệt độ quá chêch lệch giữa nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong phòng sẽ không thích hợp với sức khỏe của trẻ do trẻ khó thích nghi. Nếu trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ liên tục trên 4 giờ, da, họng hầu, đường hô hấp cuả trẻ sẽ bị khô và rất dễ để các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn đã có sẵn ở đường hô hấp trên của trẻ như H. influenzae, phế cầu… Ngoài ra, nếu dùng máy điều hòa nhiệt độ lâu, trẻ cũng dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột quá mức, nhất là đang lạnh đột ngột lại bị nóng làm xuất hiện viêm đường hô hấp trên, thậm chí cả viêm phổi cấp tính.

 

Trời nóng nực, nếu tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước biển với thời gian lâu, trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Một số trẻ sau khi trẻ tắm xong một thời gian thấy sốt cao, đau họng, chảy mũi nước, thậm chí khó thở, đó là dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp tính.

Trẻ mặc quần áo dày, ra mồ hôi nhiều làm ướt hết áo quần hoặc tã lót cũng dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử trí thích đáng thì bệnh tình của trẻ sẽ nặng thêm mà biểu hiện là thân nhiệt tăng cao, ho cũng tăng lên, li bì, khó thở nhiều, liên tục. Nếu trẻ còn bú mẹ sẽ xuất hiện tình trạng trẻ bú ít hoặc bỏ bú. Tình trạng viêm hô hấp nặng lên khi trẻ có các dấu hiệu môi tím, các kẽ liên sườn bị co kéo, môi và các đầu ngón tay, ngón chân bị tím lại.

Trẻ bị viêm phổi cũng có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Vì vậy, khi có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, tím tái và có tiêu chảy, chớ hiểu lầm là trẻ không phải bị viêm phổi, đặc biệt cần quan tâm là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi khi bị cảm lạnh gây viêm đường hô hấp, phụ huynh rất khó để nhận biết.

 

Cách phòng bệnh

Để hạn chế trẻ mắc bệnh trong mùa hè, nhất là bệnh viêm phổi, cần hạn chế trẻ dùng nước mát, nước đá, hoa quả và các thực phẩm chế biến sẵn để trong tủ lạnh. Về việc này các bậc phụ huynh cần kiểm soát được hành vi sử dụng của trẻ, nhất là các trẻ lớn.

 

Mỗi khi sử dụng máy điều hòa nhiệt độ nên có sự điều chỉnh nhiệt độ hợp lý. Không nên để gió của máy điều hoà quạt thẳng vào cơ thể trẻ. Ngoài giờ trẻ ngủ, không nên để trẻ trong phòng máy điều hòa nhiệt độ quá nhiều giờ trong một ngày, bởi vì trẻ sẽ bị cảm lạnh và rất có thể bị thiếu ánh sáng mặt trời làm cho dễ bị còi xương.

Mùa hè không nên cho trẻ mặc quần áo quá dày hoặc quấn tã lót chặt làm cho dễ bị cảm lạnh do quần áo hoặc tã lót thấm mồ hôi. Khi trẻ chơi hoặc ngủ không nên cho quạt quạt xoáy vào trẻ và chỉ nên dùng tốc độ của quạt ở mức độ thấp hoặc trung bình. Trong phòng trẻ chơi hoặc ngủ không được có khói thuốc lá hoặc khói bếp (bếp dầu, bếp củi, rơm rạ, bếp than).

Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho tắm nước lạnh.

Khi trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp trên như ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi hoặc có kèm theo sốt, cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh không nên chần chừ làm bệnh nặng thêm gây khó khăn cho việc xử trí khi được khám bệnh.

theo: suckhoedoisong

The post Mùa hè, coi chừng trẻ bị viêm phổi appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/126-mua-he-coi-chung-tre-bi-viem-phoi.html/feed 0
Bỗng dưng… mất thính lực https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/123-bong-dung-mat-thinh-luc.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/123-bong-dung-mat-thinh-luc.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:42 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/123-bong-dung-mat-thinh-luc/ Có một số loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Chúng được gọi là ototoxic medications, có thể gây tổn hại tới thính lực hoặc làm tăng sự nghiêm trọng cho những người có sẵn các vấn đề về thính lực. Sự giảm thính lực có thể cải thiện sau khi ngưng sử […]

The post Bỗng dưng… mất thính lực appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Có một số loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Chúng được gọi là ototoxic medications, có thể gây tổn hại tới thính lực hoặc làm tăng sự nghiêm trọng cho những người có sẵn các vấn đề về thính lực.

Sự giảm thính lực có thể cải thiện sau khi ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cũng có vô số dược phẩm gây ra sự mất thính lực vĩnh viễn. Hiện nay có trên 200 loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Thường gặp nhất là các thuốc trị nhiễm vi trùng và các thuốc trị ung thư, các thuốc tim mạch.

Mức độ của sự mất thính lực được xác định dựa vào lượng thời gian mà bệnh nhân sử dụng những dược phẩm gây mất thính lực. Triệu chứng dễ thấy khi một dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực bao gồm sự ù tai ở một bên tai hoặc cả 2 tai có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng khi đi đứng… Nếu cứ âm thầm chịu đựng thì sự mất thính lực càng trở nên nghiêm trọng hơn và người sử dụng chỉ có thể biết được khi không còn nghe rõ được.

 

 

Thông thường, người sử dụng những dược phẩm có khả năng gây mất thính lực thường không phát hiện ra những thay đổi của tai ở giai đoạn sớm nhất. Ù tai là triệu chứng dễ thấy nhất, tuy nhiên vẫn có nhiều dược phẩm gây mất thính lực không gây nên sự ù tai. Sự mất thính lực có thể xảy ra vài tuần, thậm chí vài tháng sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Có rất nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng đến tác động của những loại thuốc gây mất thính lực trong hệ thống thính giác. Những yếu tố này bao gồm sự mất thính lực sẵn có. Tác động của tiếng ồn trong khi và sau khi sử dụng những thuốc gây giảm thính lực, khoảng thời gian dùng thuốc, chức năng thận, phóng xạ và những sự tương tác với các loại dược phẩm khác. Những thuốc “quen mặt” gây mất thính lực bao gồm:

– Kháng sinh nhóm Aminoglycosides: các kháng sinh này dùng để trị nhiễm vi khuẩn bao gồm streptomycin, kanamycin, và những kháng sinh thuộc “gia đình – mycin”. Kháng sinh nhóm Aminoglycosides thường hay sử dụng ở vùng hẻo lánh hoặc ở những nước chậm phát triển do giá thành thấp. Riêng tại Trung quốc hơn một nửa những trường hợp mất thính lực nghiêm trọng là do sử dụng aminoglycosides.

– Các thuốc Salicylates: cụ thể là aspirin. Khi sử dụng aspirin liều cao trong những trường hợp đau khớp thì aspirin sẽ gây giảm thính lực với triệu chứng ù tai. Không như những trường hợp mất thính lực do các loại dược phẩm khác. Sự mất thính lực gây ra bởi các thuốc salicylates sẽ được cải thiện trong vòng 48 – 72 giờ sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Các tác nhân khác: như thuốc lợi tiểu, thuốc trị sốt rét như quinine… Các thuốc kháng viêm không steroid (NAIDs) như ibuprofen cũng gây ảnh hưởng lên thính lực.

Sử dụng dược phẩm bao giờ cũng có tác dụng phụ. Vì vậy, người sử dụng thuốc cần trang bị cho mình một kiến thức tối thiểu bằng cách hỏi bác sĩ, dược sĩ tất cả các tác dụng phụ mà bạn được kê toa và khả năng những dược phẩm này có thể gây mất thính lực hay không.

Bạn cũng nên thường tra tự kiểm thính lực của bạn trước khi và trong khi sử dụng dược phẩm, với sự trợ giúp của một bác sĩ về thính học (audiologist) và cần báo cáo đầy đủ cho thầy thuốc về những thay đổi về thính giác mà bạn cảm thấy lạ hoặc là sự mất thăng bằng khi đi đứng…

theo: suckhoedoisong

The post Bỗng dưng… mất thính lực appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/123-bong-dung-mat-thinh-luc.html/feed 0
Viêm họng đỏ dùng thuốc gì? https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/124-viem-hong-do-dung-thuoc-gi.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/124-viem-hong-do-dung-thuoc-gi.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:42 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/124-viem-hong-do-dung-thuoc-gi/ Viêm họng đỏ thực chất là viêm niêm mạc họng cấp tính hoặc viêm amiđan cấp tính hay gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi. Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện riêng biệt, nhưng thường gặp xuất hiện với các bệnh: viêm VA, viêm amiđan, […]

The post Viêm họng đỏ dùng thuốc gì? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Viêm họng đỏ thực chất là viêm niêm mạc họng cấp tính hoặc viêm amiđan cấp tính hay gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi. Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện riêng biệt, nhưng thường gặp xuất hiện với các bệnh: viêm VA, viêm amiđan, bệnh phát ban, cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, vincent hoặc một số bệnh máu.

Nguyên nhân có thể do virut (cúm, sởi) hay vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng).

 

 

Khi bị viêm họng đỏ người bệnh thường có các triệu chứng như: sốt cao 390C- 400C, nhức đầu, đau mình, đau họng, ngạt tắc mũi hoặc chảy nước mũi nhày, ăn ngủ kém…

Bệnh diễn biến trong 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng nếu có bội nhiễm do liên cầu, tụ cầu, phế cầu dễ dẫn đến các biến chứng như viêm tai, viêm mũi hay viêm phế quản.

Để điều trị bệnh viêm họng đỏ có thể dùng các thuốc sau: Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như: paracetamol, aspirin… Cần chú ý đối với những người có tiền sử bị loét dạ dày tá tràng không nên dùng thuốc hạ sốt aspirrin (vì một trong những tác dụng phụ của aspirin là gây viêm loét dạ dày tá tràng). Chống đau họng bằng cách súc họng hàng ngày bằng các dung dịch: nước muối, dung dịch clorat kali 1% hoặc BBM; trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%. Dùng thuốc nhỏ mũi argyron 1% để chống xuất tiết mũi (nếu có) nhưng chỉ dùng tối đa 3 ngày. Có thể điều trị khí dung họng bằng kháng sinh phối hợp với corticoid.  Trường hợp có bội nhiễm hoặc nguyên nhân do vi khuẩn dùng kháng sinh đường uống (toàn thân). Người bệnh cần được nghỉ ngơi, giữ ấm.

Để phòng bệnh không dùng chung khăn mặt, bát đĩa cốc chén với người bệnh. Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng cấp tính. Cắt amiđan khi bị viêm tái phát nhiều lần.

theo: suckhoedoisong

The post Viêm họng đỏ dùng thuốc gì? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/124-viem-hong-do-dung-thuoc-gi.html/feed 0
Trời trở lạnh, đề phòng viêm mũi dị ứng https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/122-troi-tro-lanh-de-phong-viem-mui-di-ung.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/122-troi-tro-lanh-de-phong-viem-mui-di-ung.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:41 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/122-troi-tro-lanh-de-phong-viem-mui-di-ung/ Tiết trời cuối thu đầu đông và suốt mùa đông với các đợt gió mùa Đông Bắc khô hanh lạnh, lại thêm môi trường ô nhiễm, nhiều khói, bụi là những yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng tăng cao. Không khí khô lạnh còn làm cho niêm mạc mũi bị nứt […]

The post Trời trở lạnh, đề phòng viêm mũi dị ứng appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Tiết trời cuối thu đầu đông và suốt mùa đông với các đợt gió mùa Đông Bắc khô hanh lạnh, lại thêm môi trường ô nhiễm, nhiều khói, bụi là những yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng tăng cao. Không khí khô lạnh còn làm cho niêm mạc mũi bị nứt nẻ, càng dễ bị viêm mũi dị ứng.

 

Ai dễ bị viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý viêm niêm mạc mũi do các dị ứng nguyên gây ra. Khi bị viêm, niêm mạc mũi này trở nên nhạy cảm, vì vậy rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố dễ gây dị ứng như: bụi, khói, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc, lông thú, nấm mốc, thực phẩm có tính kích thích như hạt tiêu, ớt, không khí lạnh…

 

Viêm mũi dị ứng gay ngứa mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, mất ngửi.

 

 

Do cơ địa của người bệnh và sự tiếp xúc với chất gây dị ứng, có thể gặp các thể bệnh viêm mũi dị ứng sau đây: viêm mũi dị ứng theo mùa, chất gây dị ứng thường gặp là bụi nấm mốc, phấn hoa, không khí lạnh…; Viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp gặp ở những người làm các nghề phải tiếp xúc với các yếu tố như: bụi gỗ, hóa chất, hơi xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hơi nhựa, cao su…
Viêm mũi dị ứng quanh năm gặp ở bệnh nhân mà trong nhà của họ có các chất là dị ứng nguyên như: bụi nhà, lông chó mèo, bụi vải, quần áo, chăn màn, đồ chơi, côn trùng như gián, dĩn, mò, bọ chét… Tuy nhiên, bệnh chỉ xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nói trên, khi không tiếp xúc nữa thì các triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng hết.

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn

Các bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn có điểm chung là… dị ứng; mũi và phế quản thuộc cơ quan hô hấp nên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một nghiên cứu cho thấy: trên 80% người bị suyễn có bị viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát hen suyễn. Nhưng khi điều trị tốt, viêm mũi dị ứng có thể làm giảm cơn suyễn. Viêm mũi dị ứng gây nghẹt mũi, làm cho bệnh nhân mất ngủ và mất ngủ lại dễ bị lên cơn hen.

Điều trị viêm mũi dị ứng thường dùng glucocorticoid xịt mũi để chống viêm, cũng tương tự thuốc điều trị hen suyễn. Do đó khi dùng thuốc loại này có tác dụng cho cả hai bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Vì triệu chứng của hen suyễn thường che lấp triệu chứng viêm mũi dị ứng, nên đối với bệnh nhân bị hen suyễn, cần kiểm tra xem có bị viêm mũi dị ứng không. Mùa lạnh, cả hai bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn đều có thể bùng phát và tăng nặng nên bệnh nhân cần lưu ý đề phòng.

 

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng

Sau khi tiếp xúc với các dị ứng nguyên nói trên, bạn thấy xuất hiện một số hay nhiều triệu chứng sau đây là đã bị viêm mũi dị ứng: đau họng thường xuyên, khàn giọng ngứa mũi, đôi khi kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng; nhảy mũi, thường là từng tràng dài; chảy nước mũi, nghẹt mũi; mũi mất ngửi; thường phải thở bằng miệng, nhất là lúc ngủ, hay ngáy ngủ, nhức đầu; trẻ em hay bị viêm tai giữa, ho, nhất là lúc nằm ngủ ban đêm.

 

Những lưu ý trong điều trị và phòng bệnh
Người ta sử dụng nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng hiệu quả nhất là các thuốc xịt glucocorticoid, bởi thuốc làm giảm viêm niêm mạc mũi, nhưng phải xịt đều đặn và lâu dài mới đạt được kết quả tốt nhất. Những người bị viêm mũi dị ứng theo mùa thì không cần phải dùng thuốc liên tục. Còn người đã bị bệnh lâu năm, khi biết sắp có triệu chứng viêm mũi dị ứng nên dùng thuốc xịt khoảng 6 tuần rồi ngưng, thường thuốc xịt đạt được tác dụng sau 2 tuần dùng thuốc. Thuốc kháng histamin dạng uống có thể dùng một hay phối hợp với các thuốc khác, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi…
Bệnh nhân vừa bị viêm mũi dị ứng vừa bị hen suyễn, phải chú ý rằng các thuốc kháng histamin mà dùng kéo dài có thể làm tình trạng hen suyễn nặng thêm. Người bị nghẹt mũi nhiều nên dùng thuốc giảm sung huyết mũi vì rất hiệu quả, nhưng chỉ nên dùng vài ba ngày, người bị tăng huyết áp phải dùng thận trọng. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là biện pháp tốt giúp làm sạch niêm mạc mũi, hạn chế viêm.

Bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần tránh: hút thuốc và ngồi gần người hút thuốc lá, vì khói thuốc làm cho viêm mũi dị ứng và hen suyễn nặng hơn. Một dị ứng nguyên có thể gây ra cả hen suyễn lẫn viêm mũi dị ứng, nên bệnh nhân cần biết để tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên này.
Bạn nên thường xuyên giặt sạch chăn màn, ga, vỏ gối… Không nên nuôi chó mèo, chim trong nhà, tránh tắm cho thú hoặc tiếp xúc với thú nuôi. Nếu không nuôi thú nữa thì phải làm vệ sinh sạch sẽ tường, sàn nhà, chú ý rằng các chất gây dị ứng từ thú nuôi có thể còn dính trong quần áo và một số bề mặt đồ vật trong nhà một thời gian dài sau khi đã loại bỏ thú nuôi. Bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tránh hít phải khói thuốc, khói xe, nước hoa, mùi hoa quả thực phẩm ôi thiu, xăng dầu, bụi đường..

 

 

nguồn: suckhoedoisong

The post Trời trở lạnh, đề phòng viêm mũi dị ứng appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/122-troi-tro-lanh-de-phong-viem-mui-di-ung.html/feed 0
Đừng để viêm mũi do thuốc https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/121-dung-de-viem-mui-do-thuoc.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/121-dung-de-viem-mui-do-thuoc.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:40 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/121-dung-de-viem-mui-do-thuoc/ Họ hàng nhà thuốc điều trị mũi chúng tôi nhiều khi rất buồn khi thấy bác sĩ chẩn đoán bệnh “Viêm mũi do thuốc”. Vậy thủ phạm có phải là chúng tôi không?Thuốc điều trị tại mũi chúng tôi được chế tạo dưới dạng dung dịch, dạng sương mù với mục đích ngấm vào hệ […]

The post Đừng để viêm mũi do thuốc appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Họ hàng nhà thuốc điều trị mũi chúng tôi nhiều khi rất buồn khi thấy bác sĩ chẩn đoán bệnh “Viêm mũi do thuốc”. Vậy thủ phạm có phải là chúng tôi không?
Thuốc điều trị tại mũi chúng tôi được chế tạo dưới dạng dung dịch, dạng sương mù với mục đích ngấm vào hệ thống niêm mạc mũi phát huy tác dụng điều trị một số bệnh của hệ thống mũi xoang, trong đó có viêm mũi xoang cấp tính hay mạn tính, viêm V.A, viêm tai giữa mà nguyên nhân xuất phát từ những viêm nhiễm tại mũi họng…

Thuốc tại chỗ của mũi thường được pha chế để đạt được nồng độ của dung dịch đẳng trương nhằm không làm tổn thương lớp thảm nhầy bao phủ trên bề mặt tế bào lông chuyển của hệ thống mũi xoang

Nhóm thuốc sử dụng tại chỗ cho mũi xoang không thể gây viêm do thuốc nếu người sử dụng biết dùng thuốc phù hợp, đúng nguyên nhân gây bệnh mới giúp cho bệnh khỏi mà không để lại các tác dụng phụ không mong muốn của nhóm thuốc này.

Các nhóm thuốc
Các thuốc điều trị tại mũi có sẵn trên thị trường luôn được người bệnh tự mua để sử dụng hoặc chỉ hỏi qua người bán thuốc khi đang bị ngạt tắc mũi, chảy mũi, hắt hơi…để được người bán thuốc tư vấn và bán thuốc mà ít khi được thăm khám chính xác để có đơn của thầy thuốc.

Để hiểu được họ hàng nhà thuốc điều trị tại chỗ của mũi xoang chúng tôi thường đảm nhận vai trò gì, chúng tôi xin tự giới thiệu về mình nhé:

 

Chúng tôi có bốn anh em có vai trò khác nhau trong từng bệnh, tất nhiên phải theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa:

1. Thuốc co mạch, nhóm thuốc hay được mọi người biết đến do tác động diệu kỳ là đang tắc mũi, khó chịu mà nhỏ hai, ba giọt thuốc thôi, mũi đã trở nên thông thoáng nên rất hay bị lạm dụng. Như xylomethazoline, oxymethazolin, naftazoline 0.05-0,1%…

2. Thuốc kháng sinh: người ta đưa hỗn hợp thuốc mà thành phần chính là một loại kháng sinh dạng dung dịch, có thể hấp thu qua lông chuyển, tác động vào niêm mạc mũi xoang nhưng ít hấp thu toàn thân như polydexan, polymycine B…..

3. Thuốc kháng viêm steroid: với thành phần chính là budesonide, một loại glucocorticosteroid có tác dụng kháng viêm: budenase AQ, rhinocort, flixonase…

4. Thuốc săn khô niêm mạc mũi: Argyrol 1-3%.

Tuy là thuốc tác động tại mũi nhưng có một tỷ lệ phần trăm nhất định thuốc ngấm vào máu vào cơ thể do đó không thể tự tiện sử dụng được. Các thuốc điều trị tại mũi có sẵn trên thị trường luôn được người bệnh tự mua để sử dụng hoặc chỉ hỏi qua người bán thuốc khi đang bị ngạt tắc mũi, chảy mũi, hắt hơi…để được người bán thuốc tư vấn và bán thuốc mà ít khi được thăm khám chính xác để có đơn của thầy thuốc. Chính vì thế nên có nhiều tai biến đáng tiếc đã xảy ra, đặc biệt với trẻ em dưới 2 tuổi và người có bệnh lý tăng huyết áp, tăng nhãn áp…

 

Lưu ý khi sử dụng

Thuốc co mạch – chống ngạt – là loại thuốc hiện nay đang được sử dụng rộng rãi với nhiều tên thuốc khác nhau, trong đó thành phần chính là naphazolin hoặc xylomethazoline… Ngạt mũi gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong cơ thể. Ngạt tắc mũi có thể làm người bệnh ù tai, làm việc chóng mệt do thiếu oxy não, viêm họng do phải thở bằng mồm mà không qua hệ thống lọc, sưởi không khí của mũi, gây biến chứng viêm phế quản, viêm phổi. Ngạt mũi thường xuyên có thể tác động lên sự phát triển của khối xương mặt, làm biến dạng khuôn mặt, làm mặt dài ra như mặt ngựa, răng vẩu, cằm dẹt, ngực xẹp, sườn nhô.

 

Naphazolin hoặc xylomethazoline được pha chế với hai nồng độ là 50 đến 100 microgram trong 1ml nước, có độ pH phù hợp 5,0 đến 6,6. Dạng bào chế được sử dụng trên thị trường có dạng dung dịch và dạng xịt. 4-9% lượng thuốc sử dụng tại chỗ cho hệ thống niêm mạc mũi được hấp thu vào máu và ảnh hưởng tới toàn thân, chính vì thế khi sử dụng quá liều hoặc kéo dài người bệnh sẽ thấy nhức đầu, hồi hộp đánh trống ngực, lo lắng… do hệ giao cảm bị kích thích, đặc biệt là khi dùng chung với các thuốc IMAO. Chỉ sau vài phút, thuốc đã làm co nhỏ kích thước của cuốn dưới, trả lại tầng thở cho người bệnh và duy trì sự thông thoáng trong nhiều giờ sau đó. Thuốc được dung nạp tốt ngay cả khi các niêm mạc mũi bị dịch nhầy bao phủ mà vẫn không gây cản trở chức năng của biểu mô.

 

Cơ chế co mạch của thuốc là giải phóng adrénalin nội sinh làm co các mao mạch nằm trong cuốn dưới trong một thời gian nhất định sau đó, các mạch này lại giãn ra. Nếu bệnh nhân cứ duy trì nhỏ thuốc thì chu trình này sẽ lặp lại liên tục. Đây là hiện tượng quen thuốc nhỏ mũi hay còn gọi là “viêm mũi do thuốc”, quá trình này sẽ dẫn đến hiện tượng xơ hoá tổ chức cuốn mũi và lúc này thuốc hết tác dụng. Bệnh nhân nhỏ thuốc chống ngạt cũng không hết ngạt – đây là một trong những triệu chứng đưa ra chỉ định phẫu thuật tạo hình lại cuốn dưới.

Chống chỉ định sử dụng thuốc chống ngạt cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bị glaucom góc đóng, dùng các thuốc IMAO trong vòng 14 ngày. Do thuốc bài tiết qua sữa và hấp thụ qua rau thai nên ở những phụ nữ có thai và cho con bú khi sử dụng thuốc chống ngạt cần trao đổi với thầy thuốc và phải có sự giám sát chặt chẽ. Thuốc chữa ngạt mũi cũng có chống chỉ định khi sử dụng thuốc co mạch trong các trường hợp phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên, phản ứng giao cảm quá mức, mất ngủ, chóng mặt.

 

Tuyệt đối không dùng thuốc naftazoline cho trẻ dưới 2 tuổi do thuốc có thể gây co thắt mạch não và tử vong. Với trẻ dưới 6 tuổi thì thật thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này.

Thuốc nhỏ mũi chống ngạt thường chỉ điều trị dưới 10 ngày vì đây là nguyên nhân gây viêm mũi do thuốc – một loại bệnh lý khó điều trị.

The post Đừng để viêm mũi do thuốc appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tai-mui-hong/121-dung-de-viem-mui-do-thuoc.html/feed 0