Ở nước ta, cứ 3 người lại có 1 người gặp phải vấn đề về đại tràng, do tình trạng báo động về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thói quen ăn nhanh, sinh hoạt không điều độ… Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất chính là nhận thức của chúng ta về bệnh: không phải ai cũng biết mình đang bị viêm đại tràng, hoặc biết có bệnh mà không chữa dứt điểm, đến lúc bệnh trở thành mạn tính thì đã muộn!
Thế nào là mắc bệnh viêm đại tràng?
Nếu bạn gặp phải một trong các triệu chứng dưới đây:
– Rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài từ 2 đến 6 lần mỗi ngày.
– Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn.
– Bụng trướng hơi, căng tức, khó chịu dọc khung đại tràng.
– Đau bụng: âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện.
– Dị ứng đồ ăn: dễ đau bụng, trướng hơi, đi ngoài sau khi ăn những món nhiều dầu mỡ, chua cay, rượu bia, café …
Thì khả năng lớn bạn đang mắc bệnh viêm đại tràng! Nếu không kiên trì chữa dứt điểm thì bệnh rất dễ tái phát, trở thành mạn tính. Một khi đã mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính, việc chữa trị trở nên rất khó khăn vì khi ấy, đã xuất hiện những tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng, nhiều bệnh nhân phải chấp nhận “sống chung” với bệnh trong nhiều năm, thậm chí cả đời. Nguy hiểm hơn, viêm đại tràng mạn tính lâu năm sẽ có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính (2-6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%) và ung thư đại trực tràng – 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất ở Việt Nam (theo Giáo sư Nguyễn Xuân Huyên – “Bách khoa thư bệnh học” – 2008)
Khi đau bụng đi ngoài, ra nhiều nước, trướng bụng căng tức, chúng ta hay quen với cách tự chữa bằng uống kháng sinh, berberin hay thuốc cầm tiêu chảy, khi thấy bệnh giảm rồi thì thôi, nhưng thực tế: Thứ nhất, dùng kháng sinh không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: uống chưa đủ liều thì vi khuẩn dễ nhờn thuốc, uống nhiều quá lại gây ra loạn khuẩn ruột, mất đi hệ vi khuẩn có ích trong ruột –vốn vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Thứ hai là dù triệu chứng bệnh không còn nhưng những độc chất do nhiễm khuẩn, do đồ ăn không hợp vệ sinh, do kháng sinh… vẫn để lại những tổn thương ngay trên lớp niêm mạc đại tràng. Không được chữa trị dứt điểm, lại thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn nên lớp niêm mạc này trở nên rất dễ kích ứng và tái phát trở lại – đây chính là “mầm mống” của bệnh viêm đại tràng mạn tính.
Cần chữa trị thế nào cho triệt để?
Với trường hợp mới mắc bệnh, trước hết cần giảm tối đa những đồ ăn gây kích ứng như: đồ ăn sống, chua cay, bia rượu và café. Hết sức hạn chế sử dụng kháng sinh khi chưa cần thiết, có thể dùng berberin cho an toàn, và đặc biệt là cần “bảo dưỡng” lại đường tiêu hóa bằng việc hồi phục niêm mạc đại tràng bị tổn thương để tránh nguy cơ tiến triển thành mãn tính.
Với trường hợp đã mắc bệnh hơn 1 năm, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, nội soi để tìm tổn thương (nếu có) để chữa trị, và phát hiện sớm các biến chứng nặng hơn.
theo: suckhoedoisong