Bệnh tim mạch – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn Thông tin y học - Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, làm đẹp, dinh dưỡng. Tìm hiều các bệnh lý thường gặp Mon, 12 Jul 2021 16:10:50 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 https://www.binhduonghospital.org.vn/wp-content/uploads/2019/11/favicon.ico Bệnh tim mạch – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn 32 32 Top 15 loại thực phẩm rất tốt cho tim mạch bạn không nên bỏ qua https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/top-15-loai-thuc-pham-rat-tot-cho-tim-mach-ban-khong-nen-bo-qua.html Mon, 12 Jul 2021 16:10:50 +0000 https://www.binhduonghospital.org.vn/?p=1460 Nhịp sống nhanh khiến nhiều người không có thời gian để nấu nướng những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Thay vì rau xanh, hoa quả, thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhiều người lại lựa chọn món ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ gây nhiều bệnh tật ảnh hưởng đến tim mạch. Hãy thay […]

The post Top 15 loại thực phẩm rất tốt cho tim mạch bạn không nên bỏ qua appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Nhịp sống nhanh khiến nhiều người không có thời gian để nấu nướng những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Thay vì rau xanh, hoa quả, thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhiều người lại lựa chọn món ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ gây nhiều bệnh tật ảnh hưởng đến tim mạch. Hãy thay đổi lối sống và chế độ ăn với top 15 thực phẩm tốt cho tim mạch bạn không nên bỏ qua.

1. Thực phẩm tốt tim mạch – Bơ

Thực phẩm tốt tim mạch - Bơ

Hình 1: Thực phẩm tốt tim mạch – Bơ

Nằm ở vị trí đầu tiên trong danh sách top 15 thực phẩm rất tốt cho tim mạch là quả bơ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong bơ có chứa rất nhiều chất béo bão hòa dạng đơn và kali. Hai thành phần này có tác dụng kiểm soát hiệu quả huyết áp. 

Đồng thời bơ còn có hàm lượng vitamin C, chất xơ và carotenoid, có tác dụng vượt trội trong điều trị tim mạch. Khi ăn bơ kết hợp với các loại rau chân vịt hoặc cà rốt sẽ giúp hấp thụ  tốt các chất oxy hóa. Từ đó tốt sức khỏe tim mạch, phòng ngừa mỡ máu.

2. Thực phẩm tốt tim mạch – Đậu đen

Thực phẩm tốt tim mạch - Đậu đen

Hình 2: Thực phẩm tốt tim mạch – Đậu đen

Như được biết họ nhà đậu có rất nhiều chất xơ hòa tan tốt cho tim mạch. Đặc biệt trong đậu đen, các chất xơ có trong đậu đen giúp giữ lại các cholesterol xấu để ruột không thể hấp thụ được. Từ đó nâng cao sức đề kháng, bảo vệ mạch máu, đặc biệt tim mạch ổn định.

Bạn nên bổ sung các loại đậu vào bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt là đậu đen để bổ sung nhiều chất xơ hòa tan, magie, canxi, axit béo, folate, omega 3. Để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Không những thế, trong đậu đen còn có hàm lượng vitamin nhóm B tốt cho hệ xương khớp, phục hồi các tổn thương.

3. Thực phẩm tốt tim mạch – Cá hồi và cá ngừ

Thực phẩm tốt tim mạch - Cá hồi và cá ngừ

Hình 3. Thực phẩm tốt tim mạch – Cá hồi và cá ngừ

Theo phân tích của các chuyên gia sức khỏe, những người thường xuyên ăn cá hồi, cá ngừ sẽ có quá trình vận chuyển máu và hoạt động của tim diễn ra bình thường. Và đặc biệt nếu bạn ăn cá hồi mỗi tuần sẽ giúp giảm 30% nguy cơ mắc bệnh động vành mạch.

Đặc biệt, với những loại cá sống ở vùng nước lạnh như cá hồi, cá ngừ thường chứa hàm lượng axit béo Omega 3 và lipid. Những thành phần này giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa nhịp tim không đều, và tình trạng viêm trong cơ thể được đẩy lùi.

4. Thực phẩm tốt tim mạch –  Óc chó

Thực phẩm tốt tim mạch -  Óc chó

Hình 4: Thực phẩm tốt tim mạch –  Óc chó

Quả óc chó được biết đến là loại quả có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Quả óc chó thường khuyến khích cho các bà bầu, người già và những người hay mắc các bệnh liên quan tới tim mạch. Bởi trong quả óc chó có axit béo omega 3 và các chất oxy hóa.  

Theo các chuyên gia mỗi ngày bạn tiêu thụ 57g quả óc chó sẽ giúp cải thiện mạch máu ở những người bị tiểu đường và giúp họ giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vì vậy bạn nên bổ sung quả óc chó thường xuyên nhé.

5. Thực phẩm tốt tim mạch – Cà chua

Thực phẩm tốt tim mạch - Cà chua

Hình 5: Thực phẩm tốt tim mạch – Cà chua

Cà chua là một loại quả rất thông dụng và được sử dụng hằng ngày trong các bữa ăn. Cà chua có hàm lượng vitamin C và lycopen. Vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi những tổn thương.

Bạn bổ sung cà chua vào các món ăn hằng ngày sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ bị đột quỵ. Đặc biệt với những người hay mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch nên thường xuyên bổ sung cà chua sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát.

6. Thực phẩm tốt tim mạch – Yến mạch

Thực phẩm tốt tim mạch - Yến mạch

Hình 6: Thực phẩm tốt tim mạch – Yến mạch

Yến mạch được các chuyên gia nhận định là bữa sáng tốt cho tim mạch. Trong bột yến mạch có rất nhiều chất xơ hòa tan. Thành phần chất xơ này sẽ giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Đồng thời bột yến mạch sẽ giúp điều hòa lượng đường trong máu tổng thể. Lượng đường trong máu được kiểm soát ở mức ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và sức khỏe về sau.

7. Thực phẩm tốt tim mạch – Cà rốt

Thực phẩm tốt tim mạch - Cà rốt

Hình 7: Thực phẩm tốt tim mạch – Cà rốt

Cà rốt được xem là thực phẩm có nguồn gốc chất xơ hòa tan dồi dào. Thành phần này có trong cà rốt giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Từ đó ngăn ngừa mỡ máu, giảm thiểu mắc các bệnh về tim mạch.

8. Thực phẩm tốt tim mạch – Hạnh nhân

Thực phẩm tốt tim mạch - Hạnh nhân

Hình 8: Thực phẩm tốt tim mạch – Hạnh nhân

Top 15 thực phẩm rất tốt cho tim mạch không nên bỏ qua đó là hạnh nhân. Trong hạnh nhân có chứa nhiều vitamin E, chất xơ và protein. Vitamin E giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Đặc biệt ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, chất xơ trong hạnh nhân giúp ổn định lượng đường trong máu.  

Bạn chỉ cần ăn một ngày vài hạt hạnh nhân là có thể xóa tan nỗi lo về cholesterol xấu. Tuy nhiên nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân thì không nên ăn nhiều hạnh nhân bởi một chén hạnh nhân có tới 530 calo.

9. Thực phẩm tốt tim mạch – Dưa lưới, dưa hấu

Thực phẩm tốt tim mạch - Dưa lưới, dưa hấu

Hình 9: Thực phẩm tốt tim mạch – Dưa lưới, dưa hấu

Dưa lưới là một loại trái cây xuất hiện quanh năm nên rất dễ tìm mua. Trong quả dưa lưới có hàm lượng vitamin C có tác dụng như chất chống oxy hóa, chống lại các tế bào bị tổn thương. Đồng thời ngăn ngừa sự xâm hại của các gốc tự do tới các tế bào.

Bên cạnh đó, trong dưa lưới còn chứa nhiều vitamin A, B , K, kali, folate, magie và chất xơ. Những thành phần này giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và tốt cho hệ tim mạch.

Dưa hấu cũng là một loại quả được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho người hay mắc các bệnh về tim mạch. Trong dưa hấu có chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Đặc biệt hơn đó là lycopen thành phần giảm nguy cơ mắc tim mạch và ung thư. Những người tiểu đường, rối loạn cương dương cũng nên ăn dưa hấu.

10. Thực phẩm tốt tim mạch – Cam

Thực phẩm tốt tim mạch - Cam

Hình 10: Thực phẩm tốt tim mạch – Cam

Cam là một loại quả được biết đến với rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Và chắc chắn cam cũng hiện diện trong top 15 thực phẩm tốt cho tim mạch bạn không nên bỏ qua. Trong quả cam hàm lượng vitamin rất nhiều đặc biệt là vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng rất tốt.

Hơn thế nữa, trong cam còn có chứa nhiều chất xơ pectin cholesterol giúp kiểm soát lượng đường tổng thể, điều hòa huyết áp và nhịp tim ổn định. Bạn có thể bổ sung cam hằng ngày, có thể vắt nước để uống rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

11. Thực phẩm tốt tim mạch – Chuối

Thực phẩm tốt tim mạch - Chuối

Hình 11: Thực phẩm tốt tim mạch – Chuối

Theo sự phân tích của các chuyên gia đầu ngành thì chuối là một loại quả rất tốt cho tim mạch. Bởi trong quả chuối có tới 600mg kali, điều hòa huyết áp và tăng cường sức khỏe cho tim mạch. Ngoài ra, chất xơ hòa tan trong chuối sẽ rất tốt cho việc điều tiết lượng cholesterol xấu trong máu. 

Bạn có thể ăn chuối thường xuyên, chế biến thành sinh tố chuối, trộn salad….  để dễ ăn hơn. Ăn chuối không chỉ tốt cho tim mạch mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, đẹp da,….

12. Thực phẩm tốt tim mạch – Trà xanh

Thực phẩm tốt tim mạch - Trà xanh

Hình 12: Thực phẩm tốt tim mạch – Trà xanh

Trà xanh là một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến ở người Việt Nam. Chính vì vậy bạn rất dễ tìm kiếm trà xanh để có thức uống tốt cho hệ tim mạch. Trong trà xanh có hoạt chất chống oxy hóa với chức năng bảo vệ tim mạch và ổn định huyết áp.

Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất hai tách trà sẽ giúp giảm được nguy cơ đau tim lên đến 40%. Đặc biệt với flavonoid có trong trà xanh sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.

13. Thực phẩm tốt tim mạch – Sữa chua

Thực phẩm tốt tim mạch - Sữa chua

Hình 13: Thực phẩm tốt tim mạch – Sữa chua

Sữa chua cũng là cái tên vang danh trong danh sách top 15 thực phẩm rất tốt cho tim mạch bạn không nên bỏ qua. Sữa chua có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe chúng ta, trong đó có tim mạch. Sữa chua giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm nha chu từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Trong sữa chua còn có nhiều chất chống oxy hóa mạnh, vitamin, chất xơ và các chất probiotic tốt cho đường tiêu hóa. Bạn nên ăn sữa chua mỗi tuần ít nhất 3 hộp để nâng cao sức khỏe.

14. Thực phẩm tốt tim mạch – Đậu Hà Lan

Thực phẩm tốt tim mạch - Đậu Hà Lan

Hình 14: Thực phẩm tốt tim mạch – Đậu Hà Lan

Được biết đến là một loại đậu giàu chất dinh dưỡng, đậu Hà Lan có rất nhiều chất xơ, giúp duy trì cân nặng, bảo vệ tim mạch luôn khỏe mạnh. Theo công bố của tạp chí dinh dưỡng của Mỹ, chỉ số đường huyết của loại đậu này rất thấp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra Đậu Hà Lan còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cân, tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho thị lực và mắt. Đồng thời bạn thường xuyên ăn Đậu Hà Lan sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư.

15. Thực phẩm tốt tim mạch – Khoai lang

Thực phẩm tốt tim mạch - Khoai lang

Hình 15: Thực phẩm tốt tim mạch – Khoai lang

Khép lại top 15 thực phẩm rất tốt cho tim mạch bạn không nên bỏ qua đó là khoai lang. Trong khoai lang có hàm lượng kali rất cao điều chỉnh nhịp tim. Đồng thời trong khoai lang sẽ hàm lượng magie cần thiết cho các động mạch và cơ tim.

Ngoai ra, ăn khoai lang thường xuyên giúp thư giãn các cơ và phục hồi các chấn thương nhanh hơn. Không những thế còn giúp cân bằng huyết áp, tốt cho hệ thiêu hóa. Thành phần glycemic rất thấp rất có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường.

Tim mạch là cơ quan đặc biệt quan trọng, bạn nên thường xuyên bổ sung các món ăn trên để tăng cường sức khỏe tim mạch ngày một tốt hơn. Hãy bổ sung top 15 thực phẩm tốt cho tim mạch ngay từ hôm nay nhé!

Nguồn: Tham khảo chế độ ăn uống tốt cho tim mạch tại: https://famicook.com/recipes/che-do-an-uong-1019

The post Top 15 loại thực phẩm rất tốt cho tim mạch bạn không nên bỏ qua appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Dấu hiệu chứng tỏ tim bạn đang suy yếu https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/148-dau-hieu-chung-to-tim-ban-dang-suy-yeu.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/148-dau-hieu-chung-to-tim-ban-dang-suy-yeu.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:55 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/148-dau-hieu-chung-to-tim-ban-dang-suy-yeu/ Có những biểu hiện sức khỏe mà bạn không ngờ rằng nó liên quan đến bệnh tim mạch.1. Đau cổ Bạn cảm thấy đau cơ ở vùng cổ mà không khỏi. Rất có thể tim bạn có vấn đề. Mọi người thường bỏ qua triệu chứng này bởi vì họ nghĩ rằng bệnh tim phải […]

The post Dấu hiệu chứng tỏ tim bạn đang suy yếu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Có những biểu hiện sức khỏe mà bạn không ngờ rằng nó liên quan đến bệnh tim mạch.
1. Đau cổ
Bạn cảm thấy đau cơ ở vùng cổ mà không khỏi. Rất có thể tim bạn có vấn đề. Mọi người thường bỏ qua triệu chứng này bởi vì họ nghĩ rằng bệnh tim phải liên quan đến một cơn đau cấp tính ở ngực, vai, và cánh tay.
Tuy nhiên, phụ nữ lại ít có khả năng bị đau tim theo cách đó mà lại có nhiều khả năng đau vùng vai, cổ nhiều hơn. Cơn đau cũng có thể mở rộng xuống phía bên trái của cơ thể, vào vai trái và cánh tay.
Nguyên nhân: Dây thần kinh từ mô tim bị hư hỏng gửi tín hiệu đau lên xuống tủy sống với các dây thần kinh liên quan đến cổ và vai.
Phát hiện: Đau căng vùng cổ mà không thể xác định cụ thể. Không thể xua tan cơn đau với nước đá, nhiệt, hoặc xoa bóp.
 
2. Rối loạn cương dương
Nam giới bị bệnh tim mạch vành gặp khó khăn trong việc giữ cương cứng. Một cuộc khảo sát nam giới bị bệnh tim mạch vành tại châu Âu cho thấy 2/3 bệnh nhân bị rối loạn chức năng cương dương trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi họ được chẩn đoán ra bệnh tim.
Nguyên nhân: Động mạch quanh tim bị thu hẹp và cứng lại nên không thể cung cấp đủ máu cho dương vật.
Phát hiện: Trong trường hợp này, nguyên nhân khó được phát hiện được ngay lập tức. Nếu quý ông có vấn đề về cương dương nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản và sức khỏe tim mạch nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác.
 
3. Chóng mặt, ngất, khó thở
Theo một nghiên cứu công bố trên Circulation (Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ) thì có tới 40% phụ nữ bị khó thở trong những ngày trước khi bị một cơn đau tim. Bạn có thể cảm thấy khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Nếu bạn không thể thở tốt khi đi bộ lên cầu thang, hút bụi, làm vườn, hoặc các hoạt động khác mà trước đây bạn vẫn làm bình thường thì đây là một lý do để nghi ngờ đến bệnh tim.
Nguyên nhân: Do máu cung cấp cho các động mạch nuôi tim không đủ, khiến tim bị thiếu oxy. Do đó, khi hít một hơi sâu sẽ khiến bạn đau thắt ngực. Bệnh động mạch vành gây ra mảng bám tích tụ trên các động mạch, khiến tim không nhận đủ oxy.
Phát hiện: Nếu khó thở là do bệnh phổi thì thường đi kèm nguyên nhân như mô phổi bị tổn thương bởi hút thuốc lá hoặc các yếu tố môi trường. Nếu do tim hoặc bệnh tim mạch là nguyên nhân, thì khó thở thường xảy ra khi bạn gắng sức và biến mất khi bạn nghỉ ngơi.
 
4. Khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng
Bệnh tim không hẳn chỉ có dấu hiệu thông qua đau tim, đôi khi cơn đau sẽ đến ở bụng của bạn. Một số người, đặc biệt là phụ nữ có thể bị ợ nóng, đầy hơi và nghẹt thở. Một cơn buồn nôn nặng và khó tiêu có thể là dấu hiệu sớm của cơn đau tim, hoặc nhồi máu cơ tim, đặc biệt là ở phụ nữ.
Nguyên nhân: Tắc nghẽn động mạch có thể cản trở việc cung cấp máu đến tim, gây ra cơn đau trong ngực nhưng đôi khi lại xuất hiện ở bụng.
Phát hiện: Giống như các loại đau thắt ngực, cơn đau bụng do vấn đề ở tim có thể sẽ tồi tệ hơn khi bạn gắng sức.
 
5. Đau hàm và tai
Đau hàm có thể có nhiều nguyên nhân nhưng đôi khi có thể là một “đầu mối” của bệnh động mạch vành và một cơn đau tim sắp xảy ra.
Nguyên nhân: Mô tim bị hư hại sẽ gửi tín hiệu đau xuống tủy sống nơi có các dây thần kinh tỏa ra từ các đốt sống, dọc theo quai hàm và lên đến tai.
Phân biệt: Không giống đau hàm gây ra bởi rối loạn khớp thái dương, đau răng, hoặc nhiễm trùng tai, cơn đau có thể kéo dài xuống vai và cánh tay – đặc biệt là ở phía bên trái. Các phương pháp trị liệu như massage, nước đá và nhiệt độ không không làm giảm đau.
 
theo: benhtimmach

The post Dấu hiệu chứng tỏ tim bạn đang suy yếu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/148-dau-hieu-chung-to-tim-ban-dang-suy-yeu.html/feed 0
Dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim mạn tính https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/147-dung-thuoc-loi-tieu-trong-dieu-tri-suy-tim-man-tinh.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/147-dung-thuoc-loi-tieu-trong-dieu-tri-suy-tim-man-tinh.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:54 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/147-dung-thuoc-loi-tieu-trong-dieu-tri-suy-tim-man-tinh/ Từ trước đến nay, thuốc lợi tiểu vẫn là thuốc chọn lựa đầu tiên khi đã có triệu chứng suy tim, với mục đích giảm triệu chứng ứ huyết và phù ngoại biên… Thiazid Đây là thuốc chọn lựa đầu tiên đối với suy tim nhẹ, suy tim mạn. Thường bắt đầu bằng liều thấp, […]

The post Dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim mạn tính appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Từ trước đến nay, thuốc lợi tiểu vẫn là thuốc chọn lựa đầu tiên khi đã có triệu chứng suy tim, với mục đích giảm triệu chứng ứ huyết và phù ngoại biên…
Thiazid
Đây là thuốc chọn lựa đầu tiên đối với suy tim nhẹ, suy tim mạn. Thường bắt đầu bằng liều thấp, tăng dần với suy tim nặng hơn trước khi đổi qua lợi tiểu quai hoặc kết hợp với lợi tiểu quai.
Thiazid thường kém hiệu quả khi chức năng thận giảm, có thể dùng 25-50mg hydrochloro-thiazid. Khuynh hướng hiện nay là dùng kết hợp với thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC) dạng angiotensin II mỗi khi dùng lợi tiểu (trừ khi có chống chỉ định) vì ƯCMC sẽ ức chế kích hoạt hệ renin-angiotensin gây nên bởi việc sử dụng lợi tiểu.
Ngoài ra, ƯCMC cũng có tác dụng lợi tiểu gián tiếp bằng cách ức chế aldosteron và được xem như một dạng lợi tiểu giữ kali. Nếu bệnh nhân (BN) không dung nạp thuốc ƯCMC trong quá trình điều trị (ho khan kéo dài) thì thay thế bằng thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II. Thuốc ức chế AT1 cũng nên được lựa chọn đối với BN tiểu đường, nhất là khi BN bắt đầu có biểu hiện của suy thận. ÐĐể thuốc lợi tiểu dễ tác dụng nên khuyên BN nằm nghỉ 1 – 2 giờ sau khi dùng thuốc.
– Metolazon: là một lợi tiểu – thiazid nhưng có tính chất đặc biệt là có hiệu quả ngay cả khi BN suy thận. Liều chuẩn là 5 – 20mg ngày 1 lần, tác dụng 24 giờ. Nếu phối hợp với furosemid có thể gây lợi tiểu rất nhanh và ồ ạt.
 
Furosemid
– Furosemid thường được chọn ưu tiên khi đã có suy tim nặng vì làm mất natri nhanh, có hiệu quả ngay cả khi độ lọc vi cầu thận thấp và gây giãn tĩnh mạch. Ở BN suy tim nặng, sự hấp thu lợi tiểu quai bị chậm lại và tác dụng tối đa chỉ xảy ra sau 4 giờ. Sự đáp ứng của thận đối với lợi tiểu quai cũng giảm, ảnh hưởng thải natri ở BN suy tim độ II-III giảm chỉ còn 1/3 -1/4 và thấp hơn nữa với suy tim nặng hơn. Muốn làm tăng sự đáp ứng này không cần dùng liều thật cao (trừ khi có suy thận kèm theo) mà nên tăng số lần dùng với liều vừa phải.
Khả dụng sinh học và thời gian bán thải của thuốc cũng quan trọng về phương diện lâm sàng. Đối với furosemid uống, mức độ hấp thu là 50% nhưng có thể thay đổi từ 10-100% nên khó đánh giá hiệu quả, trong khi bumetanid và torsemid hấp thu gần trọn vẹn 80-100% nên có tác giả tin rằng BN suy tim điều trị với lợi tiểu quai này có lợi hơn là điều trị với furosemid. Số lần dùng trong ngày tùy thuộc thời gian bán thải. Trong khi thiazid có thể dùng 1-2 lần /ngày do thời gian bán thải dài thì lợi tiểu quai lại có thời gian bán thải ngắn (bumetamid 1 giờ, torsemid 3 – 4 giờ, furosemid 1 – 2 giờ) nên tác dụng lợi tiểu thường giảm trước khi liều kế tiếp được sử dụng và trong khoảng thời gian đó ống thận tích cực tái hấp thu natri. Do đó phải dùng lợi tiểu quai nhiều lần trong một ngày. Ngoài ra cũng nên cho BN nằm nghỉ 1 – 2 giờ sau khi dùng thuốc để tác dụng lợi tiểu tốt hơn.
 
Nếu BN bị suy thận kèm theo, liều furosemid phải cao hơn. Dùng liều lợi tiểu sao cho thích hợp là yếu tố quyết định sự thành công của điều trị và hiệu quả của các thuốc phối hợp với lợi tiểu như: ƯCMC, giãn mạch. Lợi tiểu với liều thấp quá sẽ gây giữ nước, làm giảm hiệu quả của ƯCMC và tăng nguy cơ khi dùng thuốc chẹn bêta. Lợi tiểu với liều cao quá gây giảm thể tích làm tăng nguy cơ tụt huyết áp (HA) khi dùng ƯCMC và thuốc giãn mạch.
Rối loạn điện giải xảy ra trong khi điều trị lợi tiểu cần được xử lý tích cực đồng thời vẫn duy trì lợi tiểu nếu BN còn ứ đọng nước. Nếu HA hơi giảm và urê huyết tăng do dùng lợi tiểu nhưng không gây triệu chứng thì vẫn duy trì lợi tiểu. Cần đánh giá chính xác xem HA giảm và urê huyết tăng là do dùng lợi tiểu quá nhiều hay do suy tim nặng thêm. Nếu BN không có triệu chứng ứ đọng nước thì có thể hiện tượng trên là do giảm thể tích, nên giảm liều lợi tiểu khi những thay đổi về HA và chức năng thận đã rõ và gây triệu chứng. Nếu BN còn ứ đọng nước thì có thể HA giảm và urê huyết tăng là do suy tim nặng thêm, cần duy trì liều lợi tiểu và tăng cường tưới máu thận bằng thuốc vận mạch hoặc thuốc dãn mạch.
 
Thuốc kháng aldosteron
Spironolacton phối hợp với lợi tiểu quai hoặc thiazid giúp ngăn ngừa rối loạn điện giải ở đa số BN suy tim. Ngoài ra, còn có tác dụng ức chế sự xơ hóa cơ tim và giảm nguy cơ tiến triển của suy tim. Nghiên cứu RALES trên 1.663 BN suy tim nặng (độ IV) được điều trị bằng spironolacton (đến 25mg/ngày) phối hợp với thuốc cổ điển trong 24 tháng cho thấy spironolacton làm giảm tử suất 27%, giảm nhập viện 36%. Dựa trên những kết quả này, có thể sử dụng spironolacton liều thấp ở BN suy tim độ IV, nhưng hiệu quả trên BN suy tim nhẹ và vừa chưa được rõ.
 
Về bổ sung kali khi dùng thuốc lợi tiểu
Nỗi lo ngại hạ kali huyết với các biến chứng có thể xảy ra như ngoại tâm thu, ngộ độc digoxin đưa đến việc bổ sung kali một cách thường quy mỗi khi dùng lợi tiểu nhất là với furosemid liều cao tiêm mạch. Thật ra lượng kali mất trong nước tiểu khi dùng furosemid (10mM/l) tương đối thấp (so với 25 mM/l khi dùng thiazid) và tác dụng ngắn của furosemid cho phép cơ thể tự cân bằng lại kali và magnesium sau tác dụng lợi tiểu. Hơn nữa, furosemid liều cao chỉ sử dụng khi có suy thận hoặc suy tim nặng với rối loạn chức năng thải kali tại thận nên việc bổ sung kali một cách thường quy chỉ cần với liều thấp. Nếu sử dụng lợi tiểu quai kết hợp với lợi tiểu giữ kali như spironolacton thì không cần thiết phải thêm kali mà chỉ cần kiểm tra kali huyết định kỳ. Cần lưu ý đến hiện tượng tăng kali máu thường xảy ra nhiều hơn khi điều trị lợi tiểu phối hợp với các thuốc ƯCMC.
Bệnh nhân bị suy tim mạn tính khi sử dụng thuốc lợi tiểu cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Hiện tượng nhờn (lờn) thuốc lợi tiểu
Có 2 dạng:
– Nhờn thuốc ngắn hạn là sự giảm đáp ứng với một lợi tiểu sau khi dùng liều thứ nhất. Cơ chế chưa được rõ, có thể do sự kích hoạt angiotensin II hoặc hệ thần kinh giao cảm, tuy nhiên nghiên cứu trên chuột cho thấy dùng ƯCMC hoặc thuốc chẹn bêta không ngăn ngừa được hiện tượng này.
– Nhờn thuốc dài hạn: Khi sử dụng lợi tiểu quai kéo dài, dịch thoát ra từ quai Henlé tràn về ống thận xa và làm ống thận xa phì đại (cơ chế không rõ) và tăng sự hấp thu natri. Do đó, natri thoát ra từ quai Henlé lại được tái hấp thu ở ống thận xa. Thiazid chẹn ống thận ngay tại điểm phì đại, do đó có tác dụng cộng hưởng khi phối hợp với lợi tiểu quai.
Hiện tượng nhờn lợi tiểu có thể khắc phục bằng cách:
– Dùng lợi tiểu tiêm mạch, phối hợp 2 lợi tiểu (furosemid và thiazid), sử dụng lợi tiểu phối hợp với thuốc co cơ tim.
– Dopamin liều thấp < 3 mcg/kg/phút dùng ngắt quãng có thể cải thiện huyết động học của thận và làm tăng sự đáp ứng với lợi tiểu quai. Tuy nhiên, nghiên cứu của Vargo và cộng sự (1996) lại kết luận là ở BN suy tim, dopamin không làm tăng thêm sự đáp ứng đối với liều hiệu quả tối đa của furosemid.
– Acetazolamid + lợi tiểu quai: acetazolamid (diamox), thuốc ức chế anhydrase carbonic là lợi tiểu yếu, nhưng đã được sử dụng trên BN suy tim sung huyết không đáp ứng với lợi tiểu quai liều cao và với BN bị kiềm chuyển hóa. Ở những BN này, sự tái hấp thu natri gia tăng ở ống thận gần, làm natri đến quai và ống thận xa giảm gây nên sự mất hiệu quả lợi tiểu quai. Tuy nhiên chỉ dùng acetazolamid nếu đã dùng thiazid và lợi tiểu quai không hiệu quả. Liều acetazolamid 500mg tiêm mạch có thể phối hợp với furosemid truyền dịch liên tục. Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá hiệu quả của acetazolamid trên BN suy tim nặng.
– Truyền furosemide liên tục theo đường tĩnh mạch bằng bơm tiêm điện với liều 1 – 2 mg/kg/24h có thể giải quyết được tình trạng trơ với thuốc lợi tiểu nói trên ở những bệnh nhân suy tim nặng, phân số tống máu thấp và ứ huyết nặng.
 
TS. Tạ Mạnh Cường – Suckhoedoisong

The post Dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim mạn tính appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/147-dung-thuoc-loi-tieu-trong-dieu-tri-suy-tim-man-tinh.html/feed 0
Nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/146-nhieu-nguy-co-mac-benh-tim-mach.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/146-nhieu-nguy-co-mac-benh-tim-mach.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:53 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/146-nhieu-nguy-co-mac-benh-tim-mach/ Bệnh mạch vành, mạch não là nguyên nhân chính gây nên các căn bệnh về tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch đang phổ biến trên thế giới hiện nay. Ở nước ta số người mắc các bệnh về đường tim mạch đang có chiều hướng gia tăng, kể cả những nhóm […]

The post Nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Bệnh mạch vành, mạch não là nguyên nhân chính gây nên các căn bệnh về tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch đang phổ biến trên thế giới hiện nay. Ở nước ta số người mắc các bệnh về đường tim mạch đang có chiều hướng gia tăng, kể cả những nhóm dân cư trẻ.
Nguồn gốc chung của nhóm bệnh về đường tim mạch là do bệnh lý của hệ mạch vành và hệ mạch não. 90% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là do xơ vữa động mạch gây tổn thương động mạch vành. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính làm gia tăng 60-70% trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.
 
Gia tăng bệnh nhân bị bệnh tim mạch
Ở nước ta, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội thì nhu cầu về cuộc sống cũng tăng cao. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cũng tăng lên 70-73 tuổi. Đáng buồn, một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, số lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng ngày càng gia tăng.
Số lượng bệnh nhân bị tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành hàng năm tại Bệnh viện T.Ư Huế tăng rất nhanh. Năm 2003 bệnh viện tiếp nhận 150 bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành, năm 2004 tăng lên 397 bệnh nhân và năm 2005 là 420 người. Theo báo cáo của Viện Tim TP. Hồ Chí Minh, năm 2002 Viện chỉ tiếp nhận 30 ca nhồi máu cơ tim, nhưng trong năm 2003 con số này là 119 ca, đặc biệt một số bệnh nhân nhập viện điều trị đang còn rất trẻ, từ 22 – 33 tuổi.
Qua điều tra dịch tễ học, những năm vừa qua (1989-1994) ở hầu hết các tỉnh thành như: Hà Nội, Huế, Thanh Hoá, TP.Hồ Chí Minh… cho thấy số tai biến hàng năm tăng từ 1,5 – 2,5 lần. Tại Thừa Thiên – Huế, tỷ lệ người mắc các bệnh về đường tim mạch năm 1989 là 29,89/100.000 dân thì đến năm 1993 có 106,8/100.000 dân, tăng gấp 3,5 lần so với trước đó. Tại Quảng Nam năm 2004 có 254 bệnh nhân, năm 2005 tăng lên 382 bệnh nhân và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2006 số bệnh nhân bị bệnh này lên đến 374 bệnh nhân.
 
Tăng cường dự phòng bệnh
Ở các nước phát triển, nguyên nhân gây tử vong ở người lớn tuổi do nhồi máu cơ tim chiếm 2% tổng số người chết vì bệnh tật hàng năm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mới mắc bệnh tai biến mạch máu não là 150 – 250/100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc là 500 – 700/100.000 dân.
Một kết quả nghiên cứu, dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành, mạch não ở tỉnh Quảng Nam cho thấy: Trong 10 năm tới nếu không có kế hoạch dự phòng tốt thì có hơn 45% người trong độ tuổi 30 – 74 (chiếm 18,86% dân số cả nước) có nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Hơn 11% người khác trong độ tuổi từ 30-74 (chiếm 4,86% dân số cả nước) có nguy cơ mắc bệnh mạch não cần được quản lý và điều trị gấp. Đây quả là con số báo động, một thách thức lớn đối với xã hội mà chúng ta cần phải can thiệp bằng nhiều giải pháp, đặc biệt là sự vào cuộc của từng cá nhân.
Nguyên nhân chính có thể gây nên các bệnh mạch vành, mạch não chính là do tình trạng thừa cân, béo phì, cholesterol máu, huyết áp cao, tình trạng hút thuốc lá… Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh người dân cũng cần cân bằng chế độ ăn uống hợp lý, một lối sống khoẻ mạnh.
 
Đồng thời cần khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ nếu có để dự phòng, điều trị có hiệu quả. Khi có yếu tố nguy cơ mắc bệnh nên đến các cơ sở y tế khám và tư vấn về các biện pháp dự phòng hoặc điều trị. Người mắc bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc ăn uống, sinh hoạt, rèn luyện cơ thể. Hưởng ứng tích cực chương trình tự chăm sóc sức khoẻ, trong đó ưu tiên việc tập thể dục đều đặn và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, nói không với tất cả các chất kích thích gây hại như bia, rượu, thuốc lá… chính là một phương pháp dự phòng có hiệu quả đối với các căn bệnh về đường tim mạch.
 
Ths. Nguyễn Thị Liên
theo: benhtimmach

The post Nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/146-nhieu-nguy-co-mac-benh-tim-mach.html/feed 0
Thuốc điều trị thấp tim https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/145-thuoc-dieu-tri-thap-tim.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/145-thuoc-dieu-tri-thap-tim.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:52 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/145-thuoc-dieu-tri-thap-tim/ Thấp tim là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn dịch (nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các cơ quan tổ chức của mình), xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A (LCK – A) ở đường hô hấp trên gây tổn thương ở […]

The post Thuốc điều trị thấp tim appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Thấp tim là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn dịch (nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các cơ quan tổ chức của mình), xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn bêta tan huyết nhóm A (LCK – A) ở đường hô hấp trên gây tổn thương ở mô liên kết của nhiều cơ quan, trong đó quan trọng nhất là tổn thương khớp và tim. Các tổn thương tại khớp thường chỉ thoảng qua và không để lại di chứng gì, nhưng tổn thương tại tim (chủ yếu các van tim) lại để lại những hậu quả nhiều khi rất nặng nề (do vậy bệnh còn được gọi là thấp tim) như hở van, hẹp van hoặc kết hợp.
 
Biểu hiện lâm sàng
– 50 – 70% số bệnh nhân mở đầu bằng viêm họng. Có trường hợp viêm họng nhẹ thoảng qua biểu hiện bằng đau họng đơn thuần, cũng có khi không có biểu hiện viêm họng ban đầu (30 – 50%).
Sau viêm họng 7 – 15 ngày các triệu chứng của thấp khớp cấp xuất hiện: bệnh nhân sốt cao 38 – 390C, tim đập nhanh, da tái xanh, vã mồ hôi.
– Viêm khớp: Thường biểu hiện bằng viêm khớp cấp di chuyển từ khớp nọ sang khớp kia. Các khớp sưng nóng đỏ đau nhiều, hạn chế vận động do sưng đau kéo dài vài ngày đến một tuần rồi khỏi chuyển sang khớp khác, không để lại di chứng gì.
Các khớp hay bị là các khớp gối, cổ chân, khuỷu, vai, rất ít gặp các khớp nhỏ ngón chân tay, hầu như không gặp ở cột sống và khớp háng. Đôi khi triệu chứng ở khớp rất kín đáo, chỉ có cảm giác đau mỏi hoặc viêm khớp kéo dài ít di chuyển, viêm các khớp nhỏ.
– Các biểu hiện trên tim: thấp khớp có thể gây tổn thương trên cả 3 phần của tim: viêm màng trong tim, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Tỷ lệ tổn thương tim gặp trong khoảng 30 – 90% bệnh nhân thấp tim.
 
Điều trị
Cần phải tiến hành đồng thời điều trị và dự phòng thấp tim bởi chúng liên quan chặt chẽ với nhau.
Chế độ chăm sóc
Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian bệnh tiến triển, giữ ấm, ăn nhẹ. Ở những bệnh nhân không có triệu chứng viêm cơ tim, có thể bất động trong thời gian 2 – 3 tuần, nếu có viêm cơ tim thì thời gian bất động phải được kéo dài ít nhất 4 tuần. Nếu bệnh nhân có suy tim thì bất động khoảng 8 tuần cho đến khi các triệu chứng suy tim được cải thiện. Ngừng các vận động thể dục trong 6 tháng sau đó.

Điều trị bằng thuốc
Kháng sinh
– Penicillin G tiêm bắp thịt trong thời gian 1 – 2 tuần. Hoặc penicillin V uống. Tùy theo từng lứa tuổi mà có liều lượng và thời gian điều trị thích hợp.  Nếu dị ứng penicillin có thể thay bằng kháng sinh khác như erythromycin.
 
Sử dụng thuốc chống viêm
Tùy theo mức độ tổn thương khớp, tim.
– Với viêm khớp đơn thuần: liều tấn công: dùng aspirin trong 2 tuần sau đó duy trì: aspirin 75mg/ kg/ ngày, trong 4-6 tuần hoặc cho tới khi hết các triệu chứng viêm.
– Với viêm tim mức độ nhẹ và trung bình: tấn công: prednisolon 1 – 2 mg/kg/ngày, uống kéo dài 2 – 3 tuần rồi giảm dần liều cho tới khi hết các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm máu, miễn dịch trở về bình thường (2 – 3 tháng). Khi giảm liều prednisolon có thể bổ sung thêm aspirin 75mg/kg/ ngày và tiếp tục trong 4 – 6 tuần sau khi đã ngừng prednisolon.
– Với thể nặng có thể dùng steroid đường tĩnh mạch.
+ Tấn công: solumedrol 2mg/kg/ ngày, trong 2-3 ngày sau đó chuyển uống prednisolon 1 – 2mg/kg/ngày kéo dài trong 3 – 6 tuần
+ Duy trì: giảm dần liều prednisolon và phối hợp với aspirin.
+  Điều trị múa vờn: phenobarbital 5mg/kg/ngày. Nếu không đáp ứng có thể cho haloperidol.
+ Điều trị suy tim: nếu bệnh nhân có suy tim cấp hoặc có bệnh van tim phối hợp (các thuốc lợi tiểu, trợ tim).
 
Dự phòng thấp khớp cấp
Rất quan trọng, đây là một mắt xích chính trong việc kiểm soát bệnh. Cần phải có kế hoạch cẩn thận và tiến hành ngay từ giai đoạn cấp của bệnh.
Phòng thấp thứ phát: Ngăn ngừa các đợt thấp tái phát ở người đã bị thấp khớp cấp hoặc thấp tim. Dùng benzathin penicillin tiêm bắp. Penicilin V 500.000 đv/ngày uống hàng ngày.
Thời gian phòng ngừa thấp tim: Thấp khớp không có tổn thương tim dự phòng thấp trong 5 năm. Thấp tim có di chứng nhẹ ở một van tim: người lớn dự phòng 5 năm, trẻ em dự phòng cho tới 18-20 tuổi. Thấp tim di chứng van tim nặng cần dự phòng thấp tái phát cho tới 40 tuổi hoặc suốt đời.
Phòng thấp tiên phát: Phòng ngừa đợt thấp đầu tiên lúc trẻ chưa bị thấp.
Tích cực phát hiện và điều trị viêm họng do LCK bằng: Benzathin penicillin tiêm bắp, hoặc penicillinV, hoặc erythromycin  uống.
 
TS. Nguyễn Ngọc Hà
theo: suckhoegiadinh

The post Thuốc điều trị thấp tim appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/145-thuoc-dieu-tri-thap-tim.html/feed 0
Việt Nam ghép thành công van tim tự thân, tồn tại suốt đời https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/36-viet-nam-ghep-thanh-cong-van-tim-tu-than-ton-tai-suot-doi.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/36-viet-nam-ghep-thanh-cong-van-tim-tu-than-ton-tai-suot-doi.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:49 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/36-viet-nam-ghep-thanh-cong-van-tim-tu-than-ton-tai-suot-doi/ Thay vì ghép van tim nhân tạo, các bác sĩ Viện Tim mạch Bạch Mai đã lấy van động mạch phổi của chính bệnh nhân ghép vào đường ra tâm thất trái. Người bệnh không phải dùng thuốc chống đào thải suốt đời, đặc biệt van này sẽ lớn lên cùng cơ thể. Đây được […]

The post Việt Nam ghép thành công van tim tự thân, tồn tại suốt đời appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Thay vì ghép van tim nhân tạo, các bác sĩ Viện Tim mạch Bạch Mai đã lấy van động mạch phổi của chính bệnh nhân ghép vào đường ra tâm thất trái. Người bệnh không phải dùng thuốc chống đào thải suốt đời, đặc biệt van này sẽ lớn lên cùng cơ thể.

Đây được gọi là kỹ thuật ghép van tim tự thân để chữa dị tật tim bẩm sinh, một kỹ thuật khó không chỉ đối với bác sĩ Việt Nam mà đối với nhiều nước trên thế giới.

Bệnh nhân mới đây được ghép van tim bằng phương pháp này là anh Thục, sinh viên, 22 tuổi, ở Nghệ An. Dị tật hẹp đường ra của tim thất trái khiến anh thường xuyên bị những cơn đau thắt ngực hành hạ, nhiều việc không thể tự làm được mà phải phụ thuộc vào những người trong gia đình.

Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch Bạch Mai, Trưởng kíp mổ cho anh Thục cho biết, van động mạch phổi hở một chút cũng được, nhưng van động mạch chủ thì phải kín vì chịu áp lực lớn hơn rất nhiều. Chính vì thế, các bác sĩ đã lấy van động mạch phổi để ghép vào vị trí của van động mạch chủ, đồng thời lấy màng tim để tạo một van động mạch phổi khác cho người bệnh.

Ca phẫu thuật cuối tháng 10 vừa qua kéo dài 3 giờ và đã thành công tốt đẹp. Sau 7 ngày, anh Thục đã được xuất viện.

39

 

Theo tiến sĩ Hùng, kỹ thuật ghép van tự thân để chữa dị tật tim có rất nhiều ưu điểm. Nếu ghép bằng van tim nhân tạo, người bệnh phải mất ít nhất 30 triệu đồng cho một chiếc van, chưa kể chi phí thuốc chống thải ghép, chống đông máu và các loại thuốc khác để duy trì, nuôi dưỡng van nhân tạo hoạt động. Vì thế, nếu ghép van tự thân, bệnh nhân đã tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.

Ngoài ra, thời hạn sử dụng của van nhân tạo, loại tốt tối đa cũng chỉ khoảng 15-17 năm (loại van sinh học thời hạn chỉ có 7-8 năm). Sau đó bệnh nhân sẽ phải mổ lại để thay van nhân tạo mới. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chống đông suốt đời cũng có nhiều nguy cơ, thiếu hoặc thừa đều có thể khiến người bệnh dễ dàng tử vong. Bệnh nhân cũng phải thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra và tiêm thuốc.

“Phương pháp ghép van tim tự thân sẽ khắc phục được những nhược điểm trên. Van được ghép sẽ lớn lên cùng cơ thể người bệnh. Người bệnh không phải sử dụng thuốc chống đông…, cũng không cần phải mổ lại, mà định kỳ 6 tháng đến kiểm tra một lần, 3 tháng đầu thì tháng một lần đến viện”, tiến sĩ Hùng nói.

Cho đến nay Việt Nam mới có 5 bệnh nhân được mổ ghép van tim bằng cách này. Trường hợp lâu nhất đã được 8 năm (hiện cháu 15 tuổi). Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các chuyên gia chia sẻ về kỹ thuật mới này.

Tiến sĩ Hùng cũng cho biết, đây là kỹ thuật cực kỳ khó, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh nhưng không làm đại trà được và chỉ làm ở những bệnh nhân trẻ.

 

theo suckhoegiadinh

The post Việt Nam ghép thành công van tim tự thân, tồn tại suốt đời appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/36-viet-nam-ghep-thanh-cong-van-tim-tu-than-ton-tai-suot-doi.html/feed 0
Trời lạnh dễ bị tăng huyết áp https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/35-troi-lanh-de-bi-tang-huyet-ap.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/35-troi-lanh-de-bi-tang-huyet-ap.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:48 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/35-troi-lanh-de-bi-tang-huyet-ap/ “Kẻ giết người thầm lặng” Trời rét lạnh là tác nhân làm huyết áp tăng cao, dễ gây các tai biến nguy hiểm. Mặc dù tăng huyết áp (THA) rất nguy hiểm nhưng khoảng 80% bệnh nhân không biết mình mắc phải, cho đến khi đột ngột bị tai biến mạch não, liệt, hôn mê. […]

The post Trời lạnh dễ bị tăng huyết áp appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
“Kẻ giết người thầm lặng”

Trời rét lạnh là tác nhân làm huyết áp tăng cao, dễ gây các tai biến nguy hiểm. Mặc dù tăng huyết áp (THA) rất nguy hiểm nhưng khoảng 80% bệnh nhân không biết mình mắc phải, cho đến khi đột ngột bị tai biến mạch não, liệt, hôn mê. Bởi vì THA khó phát hiện, 90% không có biểu hiện điển hình. Theo GS-BS Nguyễn Lân Việt, THA gây các biến chứng tim mạch như: nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim; tai biến mạch máu não (bao gồm cả xuất huyết não và nhũn não); biến chứng về thận, biến chứng về mắt, có thể dẫn đến mù lòa, thậm chí tử vong. Những ngày qua, miền Bắc lạnh rét, số bệnh nhân nhập viện do biến chứng THA tăng rõ rệt. Theo Viện Tim mạch quốc gia, nếu trước đây xuất hiện rải rác khoảng 3-5 ca/tháng thì hiện tại có ngày tiếp nhận 3 bệnh nhân.

Một nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, có gần 70% người bệnh không biết mình bị THA. Trong các bệnh nhân biết cũng chỉ có 11,5% được điều trị, và chỉ khoảng 19% được khống chế huyết áp đạt yêu cầu. Trong khi đó, tuân thủ điều trị sẽ giảm được huyết áp, ngăn chặn được đáng kể tử vong và tàn phế do các biến chứng gây ra. Ước tính, nếu cứ giảm được mỗi 10 mmHg huyết áp tâm thu ở người bị THA thì sẽ giảm được khoảng 30% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, và giảm được 40% nguy cơ tử vong do tai biến mạch não.
Trời lạnh dễ bị tăng huyết áp, Sức khỏe đời sống, suc khoe, tang huyet ap, tai bien, dot quy, benh than, bao
Người lớn tuổi dễ bị huyết áp cao khi trời lạnh.

Gia tăng đột quỵ não

Tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Châm cứu T.Ư (Hà Nội), số bệnh nhân nhập viện điều trị do tai biến mạch máu não tăng khoảng 30% trong những ngày giá rét vừa qua. Hầu hết các bệnh nhân đều có tiền sử THA. Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, có nhiều trường hợp đã từng điều trị THA nhưng lại kiểm soát không tốt do không tuân thủ điều trị theo hướng dẫn. “Nhiều người sau một đợt điều trị thấy huyết áp ổn định thì lại ngưng thuốc, điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe bởi nó sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột. Khi trời rét sẽ làm co mạch lại, khiến huyết áp tăng vọt, càng dễ gây ra tai biến”, bác sĩ Cảnh khuyến cáo.

GS-BS Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, cảnh báo thông thường khi trời lạnh thì các mạch máu co lại làm tăng huyết áp. Khi ra khỏi chăn ấm là lúc dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch co, huyết áp tăng đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, co mạch gây nên cơn đau thắt ngực.

Các thống kê cho thấy, nguy cơ bị các biến cố tim mạch tăng lên theo sự gia tăng của chỉ số huyết áp. Chỉ số huyết áp mức bình thường là 115/75 mmHg, nhưng nếu là 135/85 mmHg thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 lần bình thường; chỉ số huyết áp 155/95 mmHg thì nguy cơ này tăng gấp 4 lần; và nếu huyết áp 175/105 mmHg thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 8 lần bình thường. Các dấu hiệu nghi ngờ do biến cố tim mạch gồm: đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực; khó thở có thể xảy ra kèm hoặc không kèm với tức ngực; vã mồ hôi, buồn nôn, hay nhức đầu. Các dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch não: đột ngột tê (hay yếu) một bên mặt, tay hoặc chân; đột ngột choáng, nói khó; đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân…

 

theo suckhoegiadinh

The post Trời lạnh dễ bị tăng huyết áp appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/35-troi-lanh-de-bi-tang-huyet-ap.html/feed 0
Các “chiêu” tăng hiệu quả thuốc hạ mỡ máu https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/34-cac-chieu-tang-hieu-qua-thuoc-ha-mo-mau.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/34-cac-chieu-tang-hieu-qua-thuoc-ha-mo-mau.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:46 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/34-cac-chieu-tang-hieu-qua-thuoc-ha-mo-mau/ Một trong những căn bệnh cố hữu của xã hội phát triển là tăng cholesterol máu. Việc sử dụng các thuốc hạ cholesterol là một điều cần thiết. Vậy làm thế nào để tăng hiệu quả khi sử dụng các thuốc này? Tập thể dục Tập thể dục là một hoạt động đơn giản nhất […]

The post Các “chiêu” tăng hiệu quả thuốc hạ mỡ máu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Một trong những căn bệnh cố hữu của xã hội phát triển là tăng cholesterol máu. Việc sử dụng các thuốc hạ cholesterol là một điều cần thiết. Vậy làm thế nào để tăng hiệu quả khi sử dụng các thuốc này?

Tập thể dục

Tập thể dục là một hoạt động đơn giản nhất mà chúng ta có thể thực hiện được. Tập thể dục sẽ làm cơ thể vận động, giúp cơ thể tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ mỡ thừa. Nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa tập thể dục và nồng độ cholesterol trong máu, trong đó thể dục giúp làm giảm nồng độ của chất được gắn cho cái tên là nguy cơ của bệnh lý tim mạch.

Quay trở lại vấn đề dùng thuốc hạ cholesterol, mục đích của thuốc này nhằm đưa cholesterol trở về giá trị bình thường. Như vậy, nếu trong quá trình uống thuốc mà kết hợp thêm với tập thể dục thì sẽ làm tăng hiệu quả điều trị của nhóm thuốc này. Không những thế, chúng ta còn có thể tiến tới giảm thuốc và ngừng sử dụng thuốc khi nồng độ cholesterol trở về bình thường.

Ăn giảm mỡ động vật

Ăn giảm mỡ là một công việc tiếp theo nên thực hiện khi uống thuốc hạ cholesterol. Thực tế, đa phần những thực phẩm giàu mỡ thì lại giàu cholesterol. Bổ sung những thực phẩm này vào thì chẳng khác nào trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Một bên là ra sức hạ cholesterol, còn một bên lại táng tống cholesterol vào làm cho chất này tăng lên.

Vì thế, nếu người bệnh đang sử dụng thuốc hạ cholesterol không nên sử dụng những thực phẩm nhiều béo, nhất là béo động vật như thịt mỡ lợn, thịt mỡ gà công nghiệp, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…
 Cholesterol được hấp thụ từ thức ăn, đồng thời cơ thể (gan) cũng sản sinh ra cholesterol.

Bổ sung dầu cá và thực phẩm giàu axit béo chưa no

Nếu như trên chúng tôi khuyên bạn hạn chế sử dụng những thực phẩm giàu béo động vật thì ở đây chúng tôi lại khuyên bạn nên tăng cường sử dụng những dầu cá và thực phẩm giàu chất béo chưa no.

Dầu cá là một loại thuốc bổ sung vitamin A và D. Các thực phẩm chứa chất béo chưa no đa phần là các chất béo thực vật. Chúng tôi khuyên nên sử dụng những chất này là vì hai lý do: Một là, những thực phẩm này đều không có hoặc có rất ít cholesterol. Vì thế mà khi bổ sung vào chúng không làm tăng nồng độ cholesterol. Hai là, người ta đã chứng minh một hiệu quả hợp đồng phối hợp rõ ràng giữa những thực phẩm này và thuốc hạ cholesterol điển hình là simvastatin.

 

Nếu như sử dụng thuốc hạ cholesterol đơn thuần thì mức độ cải thiện bệnh không tốt hơn so với khi dùng kết hợp thực phẩm. Trong một số công trình kiểm chứng, người ta thấy lợi ích của dầu cá, những thực phẩm giàu axit béo chưa no và thuốc hạ cholesterol. Cụ thể, nếu dùng dầu cá và thực phẩm kết hợp với thuốc thì chúng ta không những hạ được cholesterol xuống nhiều hơn mà còn làm cải thiện những chỉ số khác được coi là dấu hiệu hồi phục bệnh. Hai chỉ số thay đổi nhiều nhất là hạ triglycerid và nâng cao nồng độ cholesterol tốt (được gọi là HDL). Vì vậy, nên xem xét bổ sung dầu cá, đậu đỗ, vừng, lạc trong bữa ăn.

Tránh rượu

Nếu như nói tới một thứ cần tránh nhất khi dùng thuốc hạ cholesterol thì xin chỉ ra luôn là rượu. Rượu đã không giúp gì được cho việc hạ cholesterol mà còn làm cho tình hình rắc rối thêm.

Người ta đã chỉ ra rượu làm tăng các tác dụng phụ của thuốc. Một số tác dụng phụ hay gặp như đau đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ do dùng thuốc kéo dài thì nay đã bị khuếch đại lên bởi rượu. Chỉ cần uống thuốc cùng với rượu 1 tuần thì các triệu chứng đã sớm xuất hiện chứ không cần đợi đến 3-4 tuần như cũ.

Không những thế, rượu còn làm viêm gan, gan nhiễm mỡ, đã không hạ được cholesterol còn làm cho việc chuyển hóa cholesterol bị rối loạn và càng làm cho cholesterol khó bị chuyển hóa hơn. Vì vậy, để tăng tác dụng của thuốc hạ cholesterol thì nên tránh rượu trong thời kỳ uống thuốc.

Tránh thuốc tương kỵ

Chúng ta cứ hay “phạm quy” rằng thuốc hạ cholesterol không phải là thuốc bệnh mà chỉ là thuốc kê thêm. Vì thế, một số bác sĩ và dược sĩ cứ mặc nhiên cho bệnh nhân uống thêm những thuốc này như kiểu bổ sung vitamin.

Thực tế, giữa những thuốc điều trị bệnh chính và thuốc hạ cholesterol có những sự tương tác nhất định. Nếu trong thời kỳ uống thuốc hạ cholesterol mà chúng ta uống thêm một số thuốc tương kỵ thì hoặc là thuốc bị ức chế hoặc là thuốc bị nhanh chuyển hóa và thải trừ dẫn đến hậu quả cuối cùng là thuốc cholesterol bị giảm tác dụng.

Những thuốc điển hình đáng nói là kháng sinh (clarithromycin, erythromycin…), thuốc điều trị kháng HIV, thuốc điều trị nấm (itraconazole, ketoconazole).

 

theo suckhoegiadinh

The post Các “chiêu” tăng hiệu quả thuốc hạ mỡ máu appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/34-cac-chieu-tang-hieu-qua-thuoc-ha-mo-mau.html/feed 0
Ðau thắt ngực không do tim mạch https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/33-eau-that-nguc-khong-do-tim-mach.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/33-eau-that-nguc-khong-do-tim-mach.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:44 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/33-eau-that-nguc-khong-do-tim-mach/ Nhiều bệnh nhân than phiền rằng họ bị đau ngực mỗi khi nuốt thức ăn, đau tăng lên khi căng thẳng, làm việc quá sức hay khi thay đổi một số tư thế nhất định, cảm giác đau ngực giống như những người bị đau ngực không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, lý do chính […]

The post Ðau thắt ngực không do tim mạch appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Nhiều bệnh nhân than phiền rằng họ bị đau ngực mỗi khi nuốt thức ăn, đau tăng lên khi căng thẳng, làm việc quá sức hay khi thay đổi một số tư thế nhất định, cảm giác đau ngực giống như những người bị đau ngực không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, lý do chính gây ra những cơn đau ngực này không phải xuất phát từ tim mà từ hệ tiêu hóa, đó là co thắt thực quản lan tỏa.

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này

Co thắt thực quản lan tỏa (Diffuse Esophageal Spasm – DES) là thuật ngữ dùng để xác định tình trạng rối loạn vận động của cơ trơn thực quản với đặc điểm là co thắt không đồng đều, có nhiều co tự phát và co do nuốt gây ra, đồng thời với lúc bắt đầu, biên độ lớn, dài lâu và xảy ra lặp lại, đây là bệnh lý thực quản hiếm gặp được Osgood mô tả lần đầu tiên vào năm 1889.
 Đau thắt ngực do co thắt thực quản lan tỏa.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của DES chưa rõ ràng, có một số yếu tố mà người ta nghĩ nhiều đến nó là căn nguyên. DES có thể do sự rối loạn phức hợp hệ thống thần kinh cụ thể là khiếm khuyết của sự ức chế dẫn truyền đám rối thần kinh ruột, điều này làm cho hệ thống cơ của thực quản hoạt động không đồng bộ.
Ngoài ra, công việc căng thẳng, làm việc quá sức cùng một số bệnh lý đường tiêu hoá được xem là yếu tố thuận lợi làm tăng khả năng bị DES. Các biến thể của co thắt thực quản lan tỏa, như co nhu động nhưng có biên độ lớn hoặc co đồng thời nhưng có biên độ bình thường, thường xảy ra như bệnh tiên phát hoặc kết hợp với một số bệnh khác cũng như stress và tuổi già.

Ngoài ra, bệnh chất tạo keo mạch máu, bệnh thần kinh trong đái tháo đường, viêm thực quản hồi lưu, viêm thực quản do tia xạ, tắc thực quản và các thuốc tiết cholin hay kháng tiết cholin đều có thể gây nên bệnh lý này.

Biểu hiện của DES có giống đau thắt ngực do tim mạch?

Biểu hiện ban đầu ở bệnh nhân bị DES giống như các bệnh nhân đau ngực không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân bị DES thường lo lắng và phàn nàn đau ngực xảy ra mỗi khi nuốt thức ăn, làm việc quá sức và một thay đổi một số tư thế nhất định, thường được mô tả như có một vật đè nặng lên vùng sau xương ức, cường độ thay đổi tùy lúc và cơn đau này lan toả từ vùng dưới hàm xuống cánh tay hoặc là đau lan ra vùng sau xương bả vai. Những triệu chứng thường tăng lên những lúc căng thẳng, nhưng giảm khi tập thể dục.

Triệu chứng bao gồm: nuốt nghẹn, ợ nóng và đau ngực không liên quan đến tim mạch. Dấu hiệu tắc thực quản thường không xảy ra. Một số bệnh nhân có biểu hiện trào ngược nước bọt từ trong lòng thực quản trong cơn co thắt của bệnh DES. Triệu chứng của DES có thể tăng lên khi ăn thức ăn và nước uống lạnh và có thể gây trào ngược dạ dày – thực quản, nhưng hầu hết bệnh nhân DES không có trào ngược. Trong tiền sử bệnh nhân có thể bị hội chứng ruột kích thích, co thắt tâm vị, hoặc rối loạn một số chức năng dạ dày – ruột khác.
 Hình ảnh co thắt thực quản lan tỏa và hình ảnh trên phim chụp Xquang.

 

Cần làm các xét nghiệm gì nếu

nghi ngờ DES?

Chụp thực quản có Barite, nhưng ở bệnh nhân DES rất khó chụp được hình ảnh điển hình. Điển hình là hình ảnh thực quản lượn xoắn giống đại tràng hay hình chuỗi hạt, nguyên nhân bởi sự co thắt từng đoạn của lớp cơ vòng thực quản. Bệnh lý nhiều túi thừa của thực quản cùng với triệu chứng đau thắt có thể là dấu hiệu gợi ý đến DES.

Đo áp lực thực quản: áp lực được đo từng inch một hoặc dùng ballon có chia độ đi xuống dạ dày. Kết quả ghi lại chính xác tình trạng hoạt động của cơ thực quản từng vùng. Bình thường áp lực thực quản khi nuốt là 15-25mmHg (không bao giờ quá 45mmHg). Áp lực tại vùng co thắt có thể lên rất cao từ 225 – 430mmHg. Việc ghi lại nhu động của thực quản bằng đo áp lực có thể chẩn đoán được bệnh DES với đặc điểm: co thắt với biên độ cao, lặp lại và kéo dài.

Nội soi ống mềm được tiến hành để loại trừ một số bệnh u thực quản xâm lấn, xơ hoá thực quản, hoặc viêm thực quản, đây cũng là các nguyên nhân gây hẹp đoạn dưới thực quản.

Để chẩn đoán DES tốt nhất là chụp thực quản có cản quang và đo áp lực thực quản được tiến hành ở những bệnh nhân không có triệu chứng.

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán DES là sự tương quan giữa bằng chứng co thắt thực quản và sự phàn nàn của bệnh nhân khi ghi áp lực thực quản.

Co thắt thực quản lan toả có thể được điều trị nội khoa hay ngoại khoa, có thể kết hợp điều trị tâm lý (nếu có) nhưng đây là vấn đề còn nhiều bàn cãi để có thể tìm ra giải pháp tối ưu. Những bệnh nhân bị nuốt nghẹn thì nên tránh sự căng thẳng trong bữa ăn. Nếu có dấu hiệu trào ngược dạ dày – thực quản hoặc có bằng chứng về test chức năng thực quản thì nên điều trị trào ngược dạ dày – thực quản. Thức ăn mềm, lỏng và chia nhỏ miếng giúp bệnh nhân dễ dàng nuốt hơn. Một số loại thuốc cũng có tác dụng cải thiện tình trạng nuốt nghẹn và đau như: thuốc kháng tiết cholin, thuốc giãn cơ trơn, thuốc an thần… Ngoài ra còn một số phương pháp khác để điều trị nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng như nong thực quản bằng que nong hoặc phẫu thuật mở thực quản ngực.
Tóm lại, co thắt thực quản là bệnh lý rối loạn liên quan đến tăng co thắt cơ thực quản hiếm gặp. Nguyên nhân bệnh sinh chưa rõ ràng, chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị còn khó khăn, khi nghi ngờ bị bệnh lý này cần đến các cơ sở y tế có uy tín để khám từ đó bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị hợp lý nhất.

 

theo suckhoegiadinh

The post Ðau thắt ngực không do tim mạch appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/33-eau-that-nguc-khong-do-tim-mach.html/feed 0
Tái lập trình tế bào https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/32-tai-lap-trinh-te-bao.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/32-tai-lap-trinh-te-bao.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:43 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/32-tai-lap-trinh-te-bao/ Các nghiên cứu mới trên chuột cho thấy có thể “tái lập trình” tế bào để chữa trị tổn thương tim. Chữa một trái tim bị tổn thương chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nhưng giờ đây, tim chuột bị tổn hại có thể được chữa lành bằng cách biến các tế bào tổn […]

The post Tái lập trình tế bào appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Các nghiên cứu mới trên chuột cho thấy có thể “tái lập trình” tế bào để chữa trị tổn thương tim. Chữa một trái tim bị tổn thương chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nhưng giờ đây, tim chuột bị tổn hại có thể được chữa lành bằng cách biến các tế bào tổn thương thành tế bào cơ vận động khoẻ mạnh. Phương pháp này cũng tránh được việc sử dụng tế bào gốc và mở ra triển vọng tìm được những liệu pháp điều trị bệnh tim mới.

Sau một cơn đau tim, các tế bào được gọi là nguyên sợi bào tập trung đến những khu vực bị tổn hại, nơi chúng tích tụ collagen. Do các nguyên sợi bào không co rút như tế bào cơ tim nên khả năng bơm tổng thể của tim trong khu vực này sẽ yếu đi, khiến tim hoạt động kém hiệu quả. Chuyên gia Victor Dzau thuộc Đại học Duke ở bang North Carolina (Mỹ) đã chứng minh được rằng các microRNA, phân tử nhỏ đóng vai trò “công tắc chính” cho rất nhiều gene, có thể chuyển đổi nguyên bào sợi thành tế bào cơ.

Tái lập trình tế bào

Phát hiện mới mở ra hy vọng điều trị tổn thương tim ở ngườ

Ở các nguyên bào sợi được nuôi cấy của chuột, một sự kết hợp của 4 microRNA được vận chuyển bằng vi rút đã chuyển đổi 4% tế bào này thành tế bào cơ tim. Khi một loại thuốc được gọi là Jak Inhibitor I được bổ sung vào hỗn hợp, gần 30% số tế bào được chuyển đổi. Các tế bào cơ tim được chuyển đổi cho thấy những đặc tính giống hệt tế bào bẩm sinh cùng loại, kể cả một cấu trúc giải phẫu thay đổi và co rút yếu. Dzau phát hiện một phản ứng tương tự sau khi tiêm vi rút vào chuột bị tổn thương tim. “Các tế bào cơ tim hoàn toàn tương thích trong tim. Bạn không thể nào phân biệt được tế bào này với tế bào kia”, báo New Scientist dẫn lời ông Dzau cho biết.

Hướng đi này có thể là phương pháp thay thế tốt hơn so với việc sử dụng tế bào gốc vốn cũng cho thấy khả năng phục hồi chức năng tim. Tế bào gốc phôi đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ về đạo đức trong khi việc xử lý tế bào gốc trưởng thành là một quy trình kỹ thuật phức tạp.

Việc tái lập trình trực tiếp nguyên bào sợi thành cơ tim ở chuột cũng đã được chuyên gia Deepak Srivastava thuộc Đại học California, San Francisco (Mỹ) công bố gần đây. Ông Srivastava và các cộng sự đã sử dụng những yếu tố sao chép, tức các protein bật – tắt gene, thay vì dùng microRNA để thay đổi những đặc trưng di truyền của tế bào này.

Trong tương lai, hai phương pháp này có thể được sử dụng kết hợp để tăng số lượng tế bào được chuyển đổi. Srivastava nói: “Tôi nghĩ công trình microRNA rất hấp dẫn và hậu thuẫn cho luận thuyết rằng có một số lượng lớn các tế bào không cơ trong tim có thể được chuyển đổi thành tế bào cơ tim mới. MicroRNA có thể sẽ cải thiện hiệu suất chuyển đổi kết hợp với những yếu tố được mô tả trước đó từ nhóm chúng tôi”.

Về phần mình, Dzau khẳng định: “Tái lập trình trực tiếp là một điều lý thú nhất trong liệu pháp tế bào. Giờ thì đã có hai cách để làm được điều đó ở một loài động vật, và nó đang mở đường cho việc tìm ra những phương pháp điều trị ở người”.

 

theo suckhoegiadinh

The post Tái lập trình tế bào appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-tim-mach/32-tai-lap-trinh-te-bao.html/feed 0