Bệnh xương khớp – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn Thông tin y học - Tư vấn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, làm đẹp, dinh dưỡng. Tìm hiều các bệnh lý thường gặp Thu, 07 Nov 2019 13:47:53 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.15 https://www.binhduonghospital.org.vn/wp-content/uploads/2019/11/favicon.ico Bệnh xương khớp – Thông tin y học – Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp – Bệnh học https://www.binhduonghospital.org.vn 32 32 Tổn thương khớp gối https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/134-ton-thuong-khop-goi.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/134-ton-thuong-khop-goi.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:47 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/134-ton-thuong-khop-goi/ Trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao một chấn thương thường gặp là tổn thương khớp gối. Khó khăn nhất cho người bị tai nạn khi tổn thương khớp gối là vận động bị hạn chế, đau đớn, thậm chí bị sưng nề, nếu không điều trị kịp thời sẽ có nhiều biến chứng […]

The post Tổn thương khớp gối appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao một chấn thương thường gặp là tổn thương khớp gối. Khó khăn nhất cho người bị tai nạn khi tổn thương khớp gối là vận động bị hạn chế, đau đớn, thậm chí bị sưng nề, nếu không điều trị kịp thời sẽ có nhiều biến chứng phức tạp buộc phải làm phẫu thuật. Vì vậy, việc xử trí ban đầu rất quan trọng giúp cho bệnh nhân mau hồi phục.
159
Khớp gối được tạo thành bởi 3 xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Ngoài ra còn có hệ thống sụn có tác dụng bọc đỡ và giảm sóc khi vận động và giữ cho khớp gối được vững vàng. Hệ thống dây chằng bên trong, bên ngoài và hai dây chằng chéo trước và chéo sau nhằm giữ cho khớp gối vững chắc. Nhờ có sự vững chắc này mà chúng ta có thể thực hiện được các động tác vận động nhanh, mạnh và dứt khoát. Nhưng đôi khi, trong quá trình vận động, dây chằng chéo có thể bị giãn hoặc đứt.
 
Khi có tổn thương ở khớp gối, bạn không được chườm nóng. Có rất nhiều người theo kinh nghiệm truyền miệng khi bị chấn thương thường lấy lá náng, vỏ bưởi, hay xoa các loại dầu nóng, thậm chí một số người theo kinh nghiệm lấy  muối đắp, xoa thuốc rượu, mật gấu,… điều này không khỏi mà còn có thể khiến bạn bị tràn dịch khớp hoặc chảy máu trong, dẫn tới hoại tử. Vì trong trường hợp bị bong gân nhẹ các tác động chườm nóng trên sẽ  có tác dụng giảm đau.
 
Khi bị chấn thương khớp gối bằng cảm giác và bằng mắt thường thì không thể xác định tổn thương ở khớp như thế nào, có bị chảy máu trong hay không nên việc chườm lạnh cần được thực hiện ngay lập tức. Việc chườm lạnh vừa có tác dụng giảm đau, đồng thời nếu bị chấn thương nặng khiến các tổ chức ở khớp co lại, hạn chế được tối đa hiện tượng chảy máu trong hoặc tràn dịch khớp. Sau đó, bệnh nhân sẽ nằm nghỉ và bất động vùng gối một cách tốt nhất nhằm hạn chế sự sưng nề của gối sẽ giúp cho việc phẫu thuật khâu phục hồi dây chằng và tái tạo dây chằng có kết quả tốt hơn.
 
Trong trường hợp chấn thương khớp gối nhẹ, sẽ có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng như chảy máu trong, tràn dịch, đứt dây chằng… thì việc điều trị rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy, sau khi chườm lạnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được khám và điều trị kịp thời.
 
theo: suckhoegiadinh

The post Tổn thương khớp gối appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/134-ton-thuong-khop-goi.html/feed 0
Nhận biết 7 thủ phạm gây đau lưng https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/132-nhan-biet-7-thu-pham-gay-dau-lung.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/132-nhan-biet-7-thu-pham-gay-dau-lung.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:46 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/132-nhan-biet-7-thu-pham-gay-dau-lung/ Đau lưng là dấu hiệu của tuổi tác, nhưng điều đáng lo hơn là ngay cả khi còn trẻ bạn cũng bị đau lưng. Đó là do bạn có những thói quen không tốt hàng ngày. Nếu bạn muốn tránh những cơn đau lưng, hãy tránh 7 thói quen sau. 1. Không tập thể dục […]

The post Nhận biết 7 thủ phạm gây đau lưng appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Đau lưng là dấu hiệu của tuổi tác, nhưng điều đáng lo hơn là ngay cả khi còn trẻ bạn cũng bị đau lưng. Đó là do bạn có những thói quen không tốt hàng ngày.
Nếu bạn muốn tránh những cơn đau lưng, hãy tránh 7 thói quen sau.
1. Không tập thể dục
Theo Nancy E.Epstein, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Winthrop – trưởng khoa Thần kinh cột sống cho rằng, nếu bạn không tập thể dục hàng ngày thì bạn sẽ có nguy cơ bị đau lưng. Bà khuyến cáo tất cả mọi người nên tập các bài tập phòng chống đau lưng như tập yoga, đi xe đạp, bơi lội và đi bộ… để cải thiện tính linh hoạt của cơ thể.
 
2. Tư thế “xấu”
Các bác sĩ chỉnh hình đều nói rằng tư thế không đúng cũng ảnh hưởng đến các cơ và cột sống. Một khi cột sống phải chịu áp lực thì khả năng đau lưng là khó tránh khỏi. Vì vậy, cần giữ đúng tư thế ngay cả khi đứng hoặc ngồi, ví dụ như ngồi phải thẳng lưng, đứng thẳng chân với tư thế vững chãi để đỡ cơ thể.
 
3. Nâng vật nặng không chính xác
Khi bạn nâng vật nặng, cần uốn cong đầu gối và sau đó sử dụng sức mạnh để nâng vật lên. Hãy chắc chắn rằng vật cần nâng không quá nặng so với trọng lượng cơ thể và không được để cơ thể bị giật bất ngờ để tránh cột sống không xử lý kịp, dẫn đến bị đau.
 
 
4. Thừa cân
Nếu bạn đang thừa cân, chắc chắn bạn sẽ bị đau lưng nhiều hơn những người có trọng lượng bình thường khác. Bởi vì, những người thừa cân, đặc biệt là béo bụng sẽ gây nhiều áp lực lên các cơ bắp ở lưng do phải chuyển trọng lực về phía trước. Vì vậy, hãy cố gắng để duy trì trọng lượng lý tưởng. Bạn có thể thực hiện bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.
 
5. Hút thuốc
Hút thuốc lá gây ra các vấn đề khác nhau trong cơ thể và đau lưng là một trong số đó. Lý do rất đơn giản, nicotine cản trở dòng chảy của máu tới các đĩa đệm vùng cột sống. Điều này làm tăng tốc độ thoái hóa, dẫn đến đau lưng, thậm chí là đau lưng nghiêm trọng.
 
6. Thiếu vitamin D và canxi
Vitamin D và canxi là 2 chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho sức mạnh của xương. Chúng cũng góp phần ngăn chặn các cơn đau ở lưng. Bạn có thể bổ sung vitamin D và canxi từ sữa và các sản phẩm có sữa, các loại rau lá xanh…
 
7. Hạn chế di chuyển
Sẽ là phản tác dụng nếu bạn hạn chế cử động hoặc hoạt động mỗi khi đang bị đau lưng. Vì vậy, tốt nhất là nên vận động thường xuyên, khi bị đau lưng thì vận động nhẹ nhàng hơn một chút. Nếu vận động thường xuyên có thể tăng lưu lượng máu tới những vùng ảnh hưởng và làm giảm sự căng cơ.
 
theo: 123suckhoe

The post Nhận biết 7 thủ phạm gây đau lưng appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/132-nhan-biet-7-thu-pham-gay-dau-lung.html/feed 0
Hội chứng cổ – đầu gây tâm lý lo âu kéo dài https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/133-hoi-chung-co-dau-gay-tam-ly-lo-au-keo-dai.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/133-hoi-chung-co-dau-gay-tam-ly-lo-au-keo-dai.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:46 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/133-hoi-chung-co-dau-gay-tam-ly-lo-au-keo-dai/ Hội chứng cổ – đầu có nguồn gốc từ cột sống cổ nhưng lại có biểu hiện đa dạng khiến người bệnh thường phải đến khám tại nhiều chuyên khoa khác nhau đây cũng là nguyên nhân gây tâm lý lo âu kéo dài cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có biện pháp phòng […]

The post Hội chứng cổ – đầu gây tâm lý lo âu kéo dài appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Hội chứng cổ – đầu có nguồn gốc từ cột sống cổ nhưng lại có biểu hiện đa dạng khiến người bệnh thường phải đến khám tại nhiều chuyên khoa khác nhau đây cũng là nguyên nhân gây tâm lý lo âu kéo dài cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có biện pháp phòng và chữa nếu người bệnh đến đúng chuyên khoa, được xác định và chẩn đoán đúng.
 
Tại sao xuất hiện hội chứng cổ – đầu?
Hội chứng cổ – đầu xảy ra là do động mạch sống và giao cảm cổ sau đã bị chèn đẩy ở khu vực cột sống cổ bởi nhiều yếu tố: lệch trục cột sống; trượt đốt sống, hẹp ống động mạch đốt sống do chồi xương ra phía bên của mỏm móc đốt sống C4 – C7. Nhưng phần lớn các trường hợp mắc bệnh thường do nguyên nhân phối hợp. Trên lâm sàng, bên cạnh các triệu chứng của hội chứng cổ cục bộ cũng có thể thấy các biểu hiện bệnh do mạch máu và thần kinh thực vật. Khi các dấu hiệu bệnh này chi phối diễn biến của bệnh, người ta xác định đó là hội chứng cổ – đầu.
Các rối loạn nghe, nhìn và nuốt: Có khoảng 1/3 bệnh nhân bị hội chứng cổ – đầu phàn nàn về triệu chứng ù tai, bao giờ cũng ở một bên. Phần lớn có ảnh hưởng đến thính lực. Trong hội chứng cổ – đầu, bên cạnh triệu chứng đau lan ra hốc mắt, thường thường cũng có rối loạn nhìn: ám điểm lấp lánh, nhìn mờ sương và các rối loạn nhìn khác cũng xuất hiện với triệu chứng chóng mặt. Bệnh nhân thường kể tự nhiên thấy tối sầm trước mắt trong thời gian ngắn. Nếu người bệnh được điều trị kịp thời với chẩn đoán chính xác thì các rối loạn nhìn đó đều có thể biến hết và không để lại các di chứng trầm trọng, lâu dài.
 
Đau đầu: đau đầu trong hội chứng cổ – đầu căn nguyên cột sống cổ có các đặc điểm: đau đầu thành cơn phụ thuộc vào tư thế vận động của đầu là đặc trưng chủ đạo nhất, có thể đột nhiên xuất hiện, trở thành nặng lên và biến đi cũng khá nhanh. Vì vậy, nhiều người bệnh rất khổ tâm vì đã bị những người thân coi như “bệnh tưởng”, như là “bệnh giả vờ”.
Chóng mặt: bệnh nhân có cảm giác chóng mặt và rối loạn thăng bằng cũng xuất hiện ở một tư thế vận động nhất định của đầu. Khi xoay cột sống cổ, xuất hiện kiểu chóng mặt quay phần lớn trong vài giây đến vài phút. Thường chỉ quay đầu về một phía nhất định mới gây chóng mặt quay và cũng thường hay xảy ra ở cả tư thế quá ưỡn cổ (ưỡn ngửa cổ quá mức). Phần lớn xảy ra cơn chóng mặt là do cử động đầu quá đột ngột, nhất là khi ngước mắt, ngửa cổ nhìn lên trên một cách nhanh chóng. Trường hợp cần thiết, bệnh nhân phải được chuyên khoa tai – mũi – họng xác định các rối loạn về tiền đình ốc tai cũng như các rối loạn phối hợp vận động.
Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện rối loạn tuần hoàn não do lồi hay thoát vị đĩa đệm.
 
Hội chứng cổ – đầu sẽ tiến triển như thế nào?
Tiến triển của hội chứng cổ – đầu cũng có quá trình: trạng thái bệnh nặng nhất và các giai đoạn lui bệnh cũng như thời gian bệnh ổn định (không đau) thường xen kẽ nhau. Cùng với sự xơ hoá và khoá cứng các đoạn vận động cột sống cổ ngày càng tiến triển ở người cao tuổi, có thể xuất hiện hạn chế vận động cột sống cổ, làm cho vận động đầu tới mức tối đa của trường vận động không thực hiện được. Nếu được dự phòng và điều trị đúng phương pháp, tiên lượng của bệnh nói chung tốt.
Dự phòng bằng cách nào?
 
Tác phong sinh hoạt: khi ngồi lâu hoặc ngồi trên xe ôtô đường dài, cần ngồi ghế có bản tựa cổ và lưng. Khi nằm, cần có gối thích hợp với loại hình có thể: không để tư thế cổ quá ưỡn hoặc gấp cúi quá mức. Tập vận động cột sống cổ theo nhiều hướng động tác (xoay tròn, ưỡn, quay cổ sang bên và nghiêng cổ về phía khớp vai).
Đối với các nghề buộc phải sử dụng tư thế cổ bất lợi như nghề văn phòng (dùng máy tính, điện tử, kế toán…), soi kính hiển vi, xét nghiệm phải cúi lâu hoặc các nghề làm việc trên cao (thợ điện, thợ sơn, hàn…), lái xe đường dài, cần có thời gian “nghỉ tích cực”, tức là nghỉ để tập vận động cột sống cổ và cột sống lưng. Tránh dùng cột sống cổ ở tư thế không đổi quá lâu. Tránh các chấn thương vào cổ và đầu, kể cả những vi chấn thương không mạnh nhưng kéo dài. Tất cả đều nhằm mục đích tăng cường quá trình chuyển hoá các chất cơ bản để nuôi dưỡng đĩa đệm cột sống, hạn chế quá trình và tốc độ thoái hoá sinh – cơ học của đĩa đệm và cột sống cổ.
 
Các phương pháp điều trị
Điều trị chung bằng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, thư giãn cơ như piroxicam, tilcosil…theo đúng chỉ định, chống chỉ định và tương tác thuốc. Có thể sử dụng châm cứu, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ – vai – gáy.
Điều trị theo nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh theo chuyên khoa sau khi đã có chẩn đoán được xác định bằng kết quả khám lâm sàng và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
Điều trị triệu chứng chủ yếu của từng loại bệnh.
Tâm lý liệu pháp nhằm tránh cho người bệnh trạng thái lo âu, căng thẳng thần kinh quá mức. Cần thiết chỉ cho sử dụng thuốc trấn tĩnh thần kinh.
 
theo: suckhoedoisong

The post Hội chứng cổ – đầu gây tâm lý lo âu kéo dài appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/133-hoi-chung-co-dau-gay-tam-ly-lo-au-keo-dai.html/feed 0
Hội chứng ống cổ tay: một loại dịch bệnh nghề nghiệp https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/51-hoi-chung-ong-co-tay-mot-loai-dich-benh-nghe-nghiep.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/51-hoi-chung-ong-co-tay-mot-loai-dich-benh-nghe-nghiep.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:01 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/51-hoi-chung-ong-co-tay-mot-loai-dich-benh-nghe-nghiep/ Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chậm chữa trị có thể gây tàn tật do tổn thương thần kinh, teo cơ gò cái.Hội chứng ống cổ tay: một loại dịch bệnh nghề nghiệp Một sai lầm phổ biến hiện nay là nhiều người bị hội chứng ống cổ […]

The post Hội chứng ống cổ tay: một loại dịch bệnh nghề nghiệp appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chậm chữa trị có thể gây tàn tật do tổn thương thần kinh, teo cơ gò cái.
Hội chứng ống cổ tay: một loại dịch bệnh nghề nghiệp

Một sai lầm phổ biến hiện nay là nhiều người bị hội chứng ống cổ tay với cảm giác tê các ngón tay khi đi xe máy hoặc khi thức dậy buổi sáng, đến mức làm rơi đũa ăn, nhưng cứ nghĩ mình bị tê thấp, phong thấp nên tự điều trị bằng các loại thuốc tây y lẫn đông y. Cho đến khi bệnh tiến triển nặng, họ mới chịu tìm đến thầy thuốc…

Dấu hiệu mắc bệnh

Dễ mắc bệnh này nhất là những người làm công việc đòi hỏi phải cầm nắm hay gập lòng cổ tay thường xuyên: thợ mộc, nhân viên văn phòng, nhà văn, nhà báo, người thu tiền quầy tạp hoá, vận động viên bóng bàn… Người dùng máy vi tính thường xuyên cũng dễ mắc hội chứng này.

Hội chứng ống cổ tay là một trong những chấn thương thầm lặng liên quan đến công việc nhiều nhất, khiến hơn 2 triệu người phải khám bác sĩ hàng năm ở Mỹ. Tại Việt Nam, số người mắc bệnh này cũng khá cao.

 

Thần kinh giữa ở mặt lòng cẳng bàn tay chui qua đường hầm ở cổ tay, nằm chung với chín gân gập ngón tay. Các gân này nằm trong những bao nhớt, gọi là bao hoạt dịch. Gân bị viêm sưng to lên và lấn lên rễ thần kinh giữa; thần kinh giữa mềm mại bị chèn ép nặng hơn bởi những gân cứng như dây thừng do sưng nề, gây ra bệnh.

Các triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay là đau, tê nhức, châm chích ở các ngón tay, đặc biệt các ngón cái, ngón hai, ba và phân nửa ngoài ngón áp út, không bị một ngón rưỡi còn lại; có thể thấy đau lan cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay, nhất là về đêm; cầm nắm trở nên vụng về; đôi khi đau lên tới cẳng tay.

Người bệnh nhẹ cảm thấy tê buốt như bị kim châm ở bàn tay; nặng hơn thì thấy rất đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức nhối cả cẳng tay và cánh tay, tay yếu và tê cứng. Bệnh lâu ngày có thể gây teo cơ gò cái, khả năng cầm nắm yếu đi. Đo cơ điện đồ nơi tin cậy giúp thêm bằng chứng xác định chẩn đoán này. Gõ nhẹ vào nếp gấp lòng cổ tay – bàn tay cảm giác đau tê tăng lên.

Ai dễ mắc bệnh?

Dễ mắc bệnh này nhất là những người làm công việc đòi hỏi phải cầm nắm hay gập lòng cổ tay thường xuyên: thợ mộc, nhân viên văn phòng, nhà văn, nhà báo, người thu tiền quầy tạp hoá, vận động viên bóng bàn… Người dùng máy vi tính thường xuyên cũng dễ mắc hội chứng này, khi cầm nắm con chuột thường xuyên trong tư thế sai khiến sự căng giãn lặp đi lặp lại ở vùng cổ tay gây vi chấn thương. Tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ thời kỳ mãn kinh, có thai, đang dùng thuốc uống tránh thai; hoặc những người mắc bệnh mạn tính như viêm khớp, tiểu đường, suy thận…

Để phòng ngừa bệnh, cần cho các cơ bắp nghỉ ngơi thư giãn, năng xoa bóp để giúp phục hồi khả năng tuần hoàn, tăng tưới máu cho các nhóm cơ vùng vai, cổ, tay. Thường xuyên tập thể dục, nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay.

Khi làm việc, cần chọn tư thế hợp lý, chẳng hạn ghế ngồi phải vừa tầm, mông cao hơn gối, lưng thẳng hay hơi ngả ra sau, tựa thắt lưng vào lưng ghế có ụ nhô ngang thắt lưng (lưng quần), hai chân chấm đất trong tư thế vững vàng nhưng thoải mái. Màn hình máy tính nên đặt ngang bằng hoặc thấp hơn tầm mắt một chút. Khi làm việc, những ngón tay có thể cong nhẹ hoặc duỗi ra mà không cần phải vặn cổ tay. Nếu được, để cổ tay tựa nhẹ lên tấm thảm chuột có một phần nhô lên bằng gel mềm. Bàn phím tốt nhất nên đặt thẳng hoặc thấp hơn khuỷu tay. Thực hiện chế độ ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B.

Điều trị cách nào?

Phần lớn các trường hợp hội chứng ống cổ tay có thể khỏi khi người bệnh thay đổi môi trường làm việc, thay đổi cách sống cho khoa học và hợp lý. Những trường hợp hội chứng ống cổ tay thể nặng phải được điều trị nội khoa tích cực, nếu không chuyển biến thì phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn bao gồm ý thức tránh các động tác sai, gập lòng cổ bàn tay lặp đi lặp lại; mang nẹp lòng cẳng bàn tay vào đêm để tránh cổ tay gập; uống thuốc kháng viêm không phải corticoid cho những ca nhẹ. Sử dụng hết sức dè dặt thuốc corticoid chích tại chỗ nếu thấy bệnh nặng không đáp ứng trị liệu bảo tồn nêu trên. Khi tê nặng ảnh hưởng công việc hay khi đã thấy teo cơ gò cái thì nên phẫu thuật giải ép cắt dải dây chằng mặt lòng cổ tay để giải phóng thần kinh giữa. Tập luyện lại bàn, ngón tay để sớm phục hồi vận động các ngón, đặc biệt làm nở lại cơ gò cái.

 

theo suckhoegiadinh

The post Hội chứng ống cổ tay: một loại dịch bệnh nghề nghiệp appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/51-hoi-chung-ong-co-tay-mot-loai-dich-benh-nghe-nghiep.html/feed 0
Khắc phục chứng đau thắt lưng https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/50-khac-phuc-chung-dau-that-lung.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/50-khac-phuc-chung-dau-that-lung.html#respond Thu, 05 May 2016 07:53:00 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/50-khac-phuc-chung-dau-that-lung/ Ước tính có khoảng từ 25-30% số người bị mắc chứng đau lưng, chủ yếu gặp ở người cao tuổi (NCT). Đau lưng có thể trải dài theo cột sống lưng nhưng hay gặp nhất là vùng đốt sống ngực và vùng thắt lưng. Nguyên nhân Người ta thấy rằng có đến 90% đau thắt […]

The post Khắc phục chứng đau thắt lưng appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Ước tính có khoảng từ 25-30% số người bị mắc chứng đau lưng, chủ yếu gặp ở người cao tuổi (NCT). Đau lưng có thể trải dài theo cột sống lưng nhưng hay gặp nhất là vùng đốt sống ngực và vùng thắt lưng.

Nguyên nhân

Người ta thấy rằng có đến 90% đau thắt lưng ở NCT không rõ nguyên nhân hay gọi là đau thắt lưng cơ năng. Đau thắt lưng ở NCT có thể xảy ra cấp tính hoặc mạn tính, là biểu hiện đau ngang vùng thắt lưng, có thể vị trí đau ngay giữa cột sống hoặc đau lan sang cả hai bên cột sống. Ở NCT đau thắt lưng chủ yếu bởi thoái hóa đốt sống thắt lưng, đĩa đệm do trong quá trình lao động, nặng nhọc như mang vác quá sức hoặc phải đứng nhiều, thời gian dài và lặp đi lặp lại trong nhiều tháng, nhiều năm (công nhân nhà máy) hoặc ngồi nhiều giờ thời gian dài (nhân viên văn phòng, công nhân may, lái xe chuyên nghiệp…).

 

53 
 Ảnh minh họa

NCT do tuổi tác càng cao nên mọi chức năng của cơ thể đều suy giảm, ví dụ như: hấp thu canxi kém gây thiếu chất canxi làm loãng xương. NCT có thể bị đau thắt lưng do một số bệnh của cơ quan khác như sỏi đường tiết niệu đặc biệt là sỏi niệu quản, hội chứng dạ dày – tá tràng, bệnh của phần phụ (nữ giới). Một số bệnh nhiễm trùng cấp tính cũng gây đau thắt lưng…

Nên làm gì?

Khi NCT bị đau thắt lưng không nên tự suy đoán bệnh của mình và tự mua thuốc để điều trị mà cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán sớm và đúng bệnh. Ngày nay, y học ngày càng phát triển cho nên việc chẩn đoán đau thắt lưng không gặp nhiều khó khăn như trước đây.Việc điều trị sớm, đúng phương pháp, đúng phác đồ sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn hẳn là chẩn đoán muộn và điều trị muộn, điều trị mang tính chất cầm chừng. Nếu đau thắt lưng do nguyên nhân cột sống thì ngoài điều trị thuốc Tây y, vật lý trị liệu người ta còn có thể kết hợp Đông y như châm, cứu, bấm huyệt hoặc dùng thuốc.

Có thể phòng bệnh được không?

Muốn phòng bệnh đau thắt lưng khi tuổi về già thì ngay từ lúc còn trai trẻ cần quan tâm đến sức khỏe như đi, đứng, mang vác vật nặng cần đúng tư thế. Ngay cả tư thế ngồi cũng rất cần được quan tâm có nghĩa là ngồi đúng tư thế không nghiêng bên này, cong bên kia đặc biệt là những người làm công tác văn phòng, công nhân may, lái xe chuyên nghiệp. Phụ nữ nên hạn chế dùng dày, guốc cao gót.

Khi bị thoát vị đĩa đệm cần được khám và điều trị đúng phương pháp để nhanh chóng hồi phục tránh điều trị sai phương pháp nhất là đến điều trị ở một số người thiếu hoặc chưa có kiến thức y học. Người ta khuyên rằng khi đã bị bệnh lồi đĩa đệm, sau khi chữa khỏi thì không để bệnh tái phát bởi vì nếu như thế sẽ khó điều trị hơn rất nhiều so với lúc bị bệnh lần đầu.

Những lúc tập thể dục không nên vặn người quá mức cần thiết nhất là những trường hợp đã có dấu hiệu thoái hóa hoặc đã thoái hóa, gai đôi, mỏ gai cột sống, hơn nữa cột sống của NCT không còn mềm mại, dẻo dai, bền chắc như lúc còn độ sung sức vặn nhiều và sai tư thế sẽ làm lệch cột sống. Những trường hợp đã được chẩn đoán thoái hóa cột sống, gai đôi, lồi đĩa đệm không được mang vác nặng. Những trường hợp thoát vị đĩa đệm đã được chẩn đoán xác định cuả bac sĩ thì cân han chê  đôn g tac cui gập người(cúi gập cột sống).

NCT khi đã bị bệnh về xương, khớp cũng cần tập thể dục nhưng rất cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ nhất là bác sĩ chuyên khoa xương khớp, chuyên khoa vật lý trị liệu. Những người bị thoái hóa cột sống thì bơi là phương pháp hợp lý nhất. NCT khi đã bị một số bệnh làm cho đau thắt lưng thì nên khám bệnh định kỳ, để bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị. Cần có chế độ ăn hợp lý nhất là các loại thức phẩm giàu canxi.

 

theo suckhoegiadinh

The post Khắc phục chứng đau thắt lưng appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/50-khac-phuc-chung-dau-that-lung.html/feed 0
Thoái hóa đốt sống cổ https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/48-thoai-hoa-dot-song-co.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/48-thoai-hoa-dot-song-co.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:59 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/48-thoai-hoa-dot-song-co/ Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ. Bệnh thường xuất hiện ở người 40-50 tuổi, sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ),… gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động ảnh […]

The post Thoái hóa đốt sống cổ appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ. Bệnh thường xuất hiện ở người 40-50 tuổi, sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ),… gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động ảnh hưởng đến chất lượng sống cho người bệnh.

Những ai có nguy cơ mắc?

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, thợ sơn trần, diễn viên xiếc, bác sĩ chuyên khoa răng,…

Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh. Những người cao tuổi (do quá trình lão hóa  của xương khớp), những người hút thuốc lá,  phụ nữ sau mãn kinh, người dùng thuốc kháng viêm thuộc nhóm corticoid kéo dài có tỉ lệ bị thoái hóa cột sống cổ nhiều hơn người bình thường….

 

Cách phát hiện?

Giai đoạn đầu của quá trình lão hóa người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Khi bệnh tiến triển một thời gian sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: bệnh nhân có cảm giác mỏi vùng cổ-vai, đau vùng cổ-gáy (đôi khi làm nhức đầu), làm hạn chế cử động xoay đầu và cổ, đau có thể lan sang 1 hoặc 2 vai và lan đến 1 hoặc 2 tay, làm tê và giảm cảm giác các ngón tay.  Nếu không điều trị, tùy theo rễ thần kinh chi phối bị chèn ép, đôi khi có cảm giác “kiến bò”, hoặc đau như “điện giật” lan từ vai xuống đến ngón tay, giảm và mất cảm giác, teo cơ hoặc yếu liệt, tay chân. Ở giai đoạn nặng hơn, cảm giác đau xuất hiện thường xuyên hơn và ngày càng tăng, làm hạn chế các hoạt động sinh hoạt của người bệnh, những tổn thương này sẽ khó phục hồi. Khi tổn thương ở đoạn đốt sống C1-C2, C4 này người bệnh còn có biểu hiện nấc, ngáp, chóng mặt…

Các biến chứng có thể gặp

Nếu bệnh nặng có thể gặp các biến chứng  như: các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả hai bên; chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; hãn hữu có chèn ép tủy, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được. Bên cạnh đó, thoái hóa đốt sống cổ gây nên hội chứng tủy với biểu hiện: đi không vững, cảm giác tê ở thân, bàn tay và các ngón tay cử động vụng về, liệt và teo cơ; liệt chân hoặc tay; teo cơ ngọn chi; đi bộ khó khăn; rối loạn cảm giác tê bì ngọn chi trên, mất vận động chi trên; mất vận động chi dưới; rối loạn cơ thắt, đái khó, đái són, đái ngắt quãng…
Tại cơ sở y tế

Để chẩn đoán cũng như đánh giá các loại tổn thương, ngoài việc khám bệnh, bác sĩ phải thực hiện một số các khảo sát hình ảnh: như chụp Xquang cột sống cổ nhiều tư thế, chụp cắt lớp đa lát cắt (MS CTScan), chụp cộng hưởng từ cột sống cổ (MRI), đo mật độ xương (độ loãng xương),…

Tùy theo tình trạng cụ thể ở từng người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị nội khoa (dùng thuốc) phối hợp với các phương pháp vật lý trị liệu.Thời gian điều trị có thể kéo dài. Nếu việc điều trị nội khoa đúng mức mà bệnh không giảm thì bác sĩ sẽ xem xét khả năng can thiệp thủ thuật hay phải phẫu thuật nhằm lấy đi các thương tổn gây chèn ép thần kinh và làm cho cột sống phần nào được vững chắc trở lại.

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Để tránh bị thoái hóa cột sống cổ hoặc làm chậm sự tiến triển tiếp tục của thoái hóa cột sống cổ cần thay đổi tư thế làm việc sai lệch, lâu dài. Giữ tư thế đầu-cổ luôn thẳng khi làm việc, tránh những chấn thương cho cột sống cổ như đội vật nặng trên đầu, cúi-ngửa đầu quá mức. Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả những động tác xoay đầu này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ. Không hút thuốc lá, các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia,… Cần luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp luyện tập.

 

theo suckhoegiadinh

The post Thoái hóa đốt sống cổ appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/48-thoai-hoa-dot-song-co.html/feed 0
Trị gút ở người cao tuổi: Có gì đặc biệt? https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/49-tri-gut-o-nguoi-cao-tuoi-co-gi-dac-biet.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/49-tri-gut-o-nguoi-cao-tuoi-co-gi-dac-biet.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:59 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/49-tri-gut-o-nguoi-cao-tuoi-co-gi-dac-biet/ Gút là một bệnh khớp vi tinh thể, do các tinh thể urat lắng đọng vào trong màng hoạt dịch khớp gây nên sưng nóng đỏ đau khớp. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể (nhân purin), làm tăng acid uric máu. Tại sao gút thường xảy ra ở người […]

The post Trị gút ở người cao tuổi: Có gì đặc biệt? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Gút là một bệnh khớp vi tinh thể, do các tinh thể urat lắng đọng vào trong màng hoạt dịch khớp gây nên sưng nóng đỏ đau khớp. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể (nhân purin), làm tăng acid uric máu.

Tại sao gút thường xảy ra ở người cao tuổi?

Bệnh gút thường xảy ra ở những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Có nhiều lý do giải thích điều này. Đầu tiên là ở độ tuổi này, các rối loạn chuyển hóa, vốn thường kín đáo ở tuổi trẻ, bắt đầu trở nên rõ ràng, thường xuyên hơn. Bệnh nhân gút có thể chỉ bị rối loạn đạm với biểu hiện là mắc bệnh gút cũng như có thể kết hợp với nhiều dạng rối loạn chuyển hóa khác như đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch. Chính các rối loạn chuyển hóa này khi phối hợp với nhau càng làm cho bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.

 Ăn thực phẩm quá nhiều chất đạm là một yếu tố nguy cơ gây bệnh gút.

Những người cao tuổi thường có chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý như uống ít nước, ăn nhiều đạm, uống rượu, thường lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống. Chính đó là yếu tố làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Ở độ tuổi này, bệnh nhân thường mắc nhiều bệnh khác như tim mạch, thận, nội tiết, đái tháo đường. Trong các bệnh này, mạch máu thường bị tổn thương cũng như máu thường bị ứ đọng, khó lưu thông. Điều này làm giảm khả năng thải tiết acid uric ra khỏi cơ thể qua đường thận. Kết quả là acid uric ngày càng lắng đọng trong khớp cũng như các tổ chức khác.

Chế độ thuốc thang cũng có thể là nguyên nhân làm tăng acid uric máu. Người cao tuổi hay bị nhiều bệnh và phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Một số thuốc điều trị có thể hạn chế sự bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể như các thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp, thuốc corticoid (prednisolon, dexamethason). Nhiều bệnh nhân bị mắc bệnh gút cũng thường chủ quan, thấy đỡ đau khớp là ngừng thuốc nên bệnh vẫn tiếp tục tái phát. Một điều quan trọng nữa là bệnh nhân gút hay dùng các loại thuốc đông dược không rõ nguồn gốc theo lời đồn đại, chưa được kiểm chứng. Kết quả là tiền mất tật mang và bệnh lại càng tiến triển nặng hơn. Nhiều bệnh nhân gút bị tái phát bệnh khi trải qua phẫu thuật.

 

Gút ở người cao tuổi dễ nhầm với các bệnh khớp khác

Bệnh gút ở người cao tuổi cũng khó chẩn đoán vì dễ nhầm với nhiều bệnh khớp khác nhau cũng như do bệnh có nhiều biểu hiện kín đáo, không điển hình. Do vậy, bệnh dễ chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh khác. Một khi đã xuất hiện và không được điều trị hợp lý thì bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính, kéo dài. Kết quả là bệnh để lại nhiều biến chứng nặng. Điều trị gút ở người cao tuổi thường khó khăn, hiệu quả không cao do thuốc dễ tương tác với các thuốc khác gây nên phản ứng phụ. Ví dụ như trong quá trình dùng thuốc hạ acid uric máu như allopurinol, khi bệnh nhân bị viêm họng, viêm phế quản thì dùng kháng sinh như amoxillin có thể gây tăng nguy cơ dị ứng. Chính bản thân các thuốc chữa gút như allopurinol, colchicin cũng có thể gây dị ứng khiến việc điều trị gặp khó khăn.

Điều trị như thế nào?

Để có thể kiểm soát được bệnh gút ở người cao tuổi thì đầu tiên phải chú ý phát hiện sớm bệnh. Cần phải nghĩ đến bệnh gút khi người cao tuổi có sưng đau khớp ở chi dưới, đặc biệt là ở khớp ngón chân cái. Tốt nhất là bệnh nhân mắc bệnh khớp cần đến khám ngay ở các cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp. Tránh tình trạng dùng thuốc tràn lan theo mách bảo của mọi người, vì dùng thuốc không đúng có thể làm mất triệu chứng khớp khiến chẩn đoán sau đó gặp khó khăn. Do việc tự dùng thuốc mà có bệnh nhân gút khi vào viện đã bị các biến chứng nặng nề do thuốc như đái tháo đường, tăng huyết áp, đột quỵ. Việc điều trị cần theo đúng phác đồ, và kéo dài để bệnh nhân không bị tái phát bệnh trong nhiều năm. Người bệnh cần đến khám bác sĩ thường xuyên, làm xét nghiệm định kỳ để theo dõi và điều chỉnh kịp thời các biểu hiện bệnh cũng như các biến chứng bệnh. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, điều trị các bệnh kèm theo. Chỉ khi phối hợp nhiều biện pháp điều trị và dự phòng thì bệnh mới có thể ổn định.

 

theo suckhoegiadinh

The post Trị gút ở người cao tuổi: Có gì đặc biệt? appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/49-tri-gut-o-nguoi-cao-tuoi-co-gi-dac-biet.html/feed 0
Khớp gối viêm đau, khỏi nhanh hay chậm là do bạn https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/47-khop-goi-viem-dau-khoi-nhanh-hay-cham-la-do-ban.html https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/47-khop-goi-viem-dau-khoi-nhanh-hay-cham-la-do-ban.html#respond Thu, 05 May 2016 07:52:57 +0000 http://localhost/joomla/2016/05/05/47-khop-goi-viem-dau-khoi-nhanh-hay-cham-la-do-ban/ Nếu trong điều trị chỉ dựa dẫm vào thuốc mà không chăm sóc khớp gối viêm đúng cách thì khó lòng mà hồi phục hoàn toàn thậm chí chuyện khỏi bệnh là còn xa vời. Những bệnh có thể gặp ở khớp gối Bệnh đầu tiên là thấp khớp cấp. Đây là một bệnh được […]

The post Khớp gối viêm đau, khỏi nhanh hay chậm là do bạn appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
Nếu trong điều trị chỉ dựa dẫm vào thuốc mà không chăm sóc khớp gối viêm đúng cách thì khó lòng mà hồi phục hoàn toàn thậm chí chuyện khỏi bệnh là còn xa vời.

Những bệnh có thể gặp ở khớp gối

Bệnh đầu tiên là thấp khớp cấp. Đây là một bệnh được cho là liên cầu khuẩn beta tan máu nhóm A gây ra. Chỉ cần một nhiễm khuẩn ở họng, một nhiễm khuẩn ở bàn tay hay thậm chí là một nhiễm khuẩn ở bàn chân cũng có thể gây ra bệnh này, nhất là lứa tuổi trẻ em. Trong trường hợp này, không chỉ khớp bị ảnh hưởng mà tim và thận cũng bị tác động. Vì thế mà trong các trường hợp thấp khớp cấp, chúng ta cần phải khám xét toàn diện và cẩn trọng.
 Khớp bình thường (trái) và khớp bị thoái hóa (phải).

Bệnh thứ hai phải kể tới là thoái hoá khớp gây viêm khớp gối vô khuẩn.

 

Sở dĩ nó gây viêm là vì “tự nhiên” trong khớp gối mọc ra các “gai xương”. Đây chính là điểm mà y học gọi là thoái hoá xương ở người già.

Tầm quan trọng của khớp gối

Có thể nói rằng, khớp gối là một khớp đa dụng nhất của cơ thể. Hầu như trong mọi hình thức vận động, không ít thì nhiều đều liên quan tới sự vận động của khớp gối. Cho dù đó là vận động tay hay vận động chân.

Khớp gối được coi là một khớp lớn của cơ thể. Nó có một khối lượng mạch máu vô cùng nhiều và vô hình trung nó cũng chính là điểm quy tụ của nhiều bệnh tật. Và vì là một khớp lớn nên nó sẽ là một khớp gần như đầu tiên bị bệnh thoái hoá khớp. Do vậy biểu hiện đau khớp gối gặp trong khá nhiều bệnh và buộc chúng ta phải đặt vào nó một mức độ quan tâm xứng đáng.

Bệnh thứ ba là bệnh gút. Bệnh gút, hiểu đơn giản là bệnh tạo ra quá nhiều acid uric trong cơ thể dẫn đến lắng đọng trong khớp gây ra viêm khớp. Có nhiều khớp bị viêm và bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gút này nhưng một trong các khớp đó là khớp gối. Nó biểu hiện đặc biệt rõ khi người bệnh nhậu nhẹt, uống rượu bia và ăn nhiều thịt chó. Bệnh hay gặp ở những người béo, nghiện rượu, mắc hội chứng chuyển hoá.Bệnh thứ tư gây ảnh hưởng tới khớp gối là bệnh viêm xương tủy xương. Đây là bệnh nhiễm khuẩn xương khớp điển hình. Đặc thù của bệnh này là chỉ tấn công vào các khớp lớn như khớp gối. Người ta không hiểu vì sao các vi khuẩn lại “thích” khớp gối, nhưng một giả thiết được đặt ra là do khớp có quá nhiều mạch máu ở các đầu xương tại khớp nên khi vi khuẩn xâm nhập, di chuyển thì chúng định cư luôn tại khớp gối. Nếu không được can thiệp điều trị bài bản, người bệnh có nguy cơ bị cắt cụt chân.

Chỉ cần uống thuốc là xong?

Trong điều trị viêm khớp gối nói chung và viêm khớp nói riêng, sử dụng thuốc là một điều bắt buộc. Các thuốc chống viêm khớp có tác dụng giảm các hoạt chất trung gian hoá học của viêm và do đó tạo ra nhiều tác dụng có lợi. Giảm được các chất trung gian hoá học của viêm sẽ làm giảm đau khớp vì đây chính là những tác nhân gây ra đau. Giảm được chất gây viêm sẽ giảm được hỏng khớp vì đây là những chất làm thay đổi tính chất dịch nuôi màng khớp. Giảm được chất trung gian của viêm sẽ làm khớp bớt sưng, da bớt đỏ vì thế mà da vùng xung quanh khớp được nuôi dưỡng đầy đủ.

Song có một điều hết sức quan trọng trong điều trị là nếu chỉ dựa vào thuốc mà không chăm sóc nó xứng đáng thì nó khó lòng mà hồi phục hoàn toàn.

Tại sao vấn đề chăm sóc lại được quan tâm? Đó là vì khớp gối rất hay vận động. Mặc dù rất đau và rất giữ gìn nhưng nhiều khi người bệnh vô tình vận động nó vì nó quá cần thiết để thực hiện những động tác từ đơn giản nhất.

Ở đây, thuốc có thể ức chế gần như hoàn toàn chất gây viêm sau những liều đầu tiên uống thuốc. Biểu hiện minh chứng là triệu chứng đau gần như giảm hẳn. Nhưng nếu bạn đi lại bình thường ngay hay đi nhanh một chút thì gần như chất gây viêm lại được khôi phục hoàn toàn. Hậu quả là khớp vừa mới khỏe đau xong bao nhiêu thì nó đau lại bấy nhiêu. Khớp giảm sưng được bao nhiêu thì nó lại sưng lại bấy nhiêu, mặc dù lượng thuốc còn tồn lưu trong máu. Vì thế mà chìa khoá giúp điều trị thành công căn bệnh này là bất hoạt được vận động của khớp gối.

 

theo suckhoegiadinh

The post Khớp gối viêm đau, khỏi nhanh hay chậm là do bạn appeared first on Thông tin y học - Chăm sóc sức khỏe - Làm đẹp - Bệnh học.

]]>
https://www.binhduonghospital.org.vn/benh-xuong-khop/47-khop-goi-viem-dau-khoi-nhanh-hay-cham-la-do-ban.html/feed 0