Theo bác sĩ Ngô Xuân Điệp Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh cho biết có 2 dạng hiếu động: Tính hiếu động và bệnh hiếu động thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong đó, hiếu động quá mức hay còn gọi là bệnh hiếu động có nghĩa là trẻ có biểu hiện thái quá về mặt vận động, luôn muốn vận động và mất tập trung.
Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số tác động tiêu cực của hiếu động quá mức hay còn gọi là bệnh hiếu động ở trẻ:
1. Rối loạn hành vi, tính cách
Biểu hiện của hiếu động quá mức ở trẻ sơ sinh chính là khóc suốt ngày và ngọ ngậy liên tục, khi biết đi trẻ luôn muốn hoạt động, thường mất khả năng tập trung và nhanh quên.
Ngoài ra, đối với các trẻ hoạt động quá mức thường không có khả năng suy nghĩ trước hành động hoặc thiếu suy nghĩ, không có khả năng kiểm soát hành vi của mình do đó dễ gây ra tai nạn và nhiều hậu quả khó lường. Các trẻ hiếu động quá mức cũng thường hay có các hành vi chen ngang, phá bĩnh các hoạt động ở lớp cũng như ở nhà, điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh.
Thêm vào đó, các bé hiếu động quá mức và mắc phải triệu chứng rối loạn hành vi, tính cách cũng thương hay thách thức, chống đối, làm trái ngược những điều bố mẹ, ông bà, thấy cô giáo, dễ mất bình tĩnh, hay nổi giận, cố tĩnh gây phiền nhiễu với người khác và tự làm đau bản thân.
2. Rối loạn về ứng xử
Những trẻ mắc bệnh hiếu động cũng thường thích chống đối các quy tắc trong chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử. Điều đó có thể dẫn đến hành vi xúc phạm, lăng mạ người khác, những việc làm vi phạm pháp luật như: Ăn cắp, đánh đập người khác…
Ngoài ra, những trẻ hiếu động quá mức cũng thường hay nói dối, làm hư hỏng đồ của người khác từ đó dễ làm mối quan hệ với những người xung quanh xấu đi khi bé lớn lên.
3. Giảm khả năng tập trung và khả năng chú ý
Khi tay chân liên tục vận động, bộ não của bé sẽ không còn khả năng để chú ý và nhớ hết tất cả các hoạt động cũng như các sự vật, sự việc diễn ra xung quanh. Điều đó, gây ảnh hưởng xấu đến việc học tập của bé rất nhiều.
Theo các nhà nghiên cứu, khi giảm, thậm chí mất khả năng tập trung, chú ý trẻ sẽ gặp phải các vấn đề như khó đọc, khó viết, tính toán kém từ đó dẫn đến kết quả học tập sa sút, trình độ nhận thức hạn chế.
4. Rối loạn tâm lý
Có rất nhiều bố mẹ cho rằng “Trẻ con hiếu động thì đã sao!”. Tuy nhiên, í tai biết được rằng khả năng hiếu động quá mức có thể dẫn đến chứng rối loạn tâm lý ở trẻ. Từ đó, gây cảm giác lo lắng sợ hãi khi phải xa gia đình, không dám đối mặt với người lạ hoặc trước nhiều người, sợ tương lai.
Thêm vào đó, trẻ thường xuyên có cảm giác buồn chán, thất vọng và luôn sống khép kín. Điều đó, gây trở ngại cho bé trong việc hòa nhập cùng gia đình và bạn bè ở trường. Thậm chí, những trẻ bị rối loạn tâm lý do hiếu động quá mức cũng có thể nảy sinh chứng trầm cảm hay những suy nghĩ tiêu cực, nguy hiểm nhất là ý định tử tử.
Minh Hải