Top 5 cao thủ trong truyện Kim Dung đã được cập nhật ở dưới đây. Hẳn tuổi thơ của mỗi chúng ta cũng ít nhiều ảnh hưởng bởi những nhân vật hư cấu này. Hãy trở lại tuổi thơ cùng với top 5 cao thủ trong truyện Kim Dung dưới đây nhé!
Hoàng Thường
Tác phẩm: Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ
Thể loại: Kiếm hiệp, Tiểu thuyết, Hư cấu
Số chương: 40 chương – 236 chương
Hoàng Thường vốn là một quan văn trong triều dưới thời đại vua Huy Tông triều Tống, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo tàng (theo lời Chu Bá Thông thì việc này diễn ra vào năm Chính Hòa thứ năm, vua Huy Tông). Nhờ trí thông minh và kiên trì, Hoàng Thường đã học được toàn bộ các bí kíp võ học Đạo gia và trở thành một cao thủ võ lâm. Sau đó, theo lệnh của Huy Tông hoàng đế, Hoàng Thường dẫn quân đến tiêu diệt Minh Giáo, do lính triều đình quá kém cỏi nên quân của Hoàng Thường bị đại bại, nhưng ông cũng giết được một vài cao thủ và sứ giả của Minh Giáo. Sau đó Hoàng Thường bị người thân của các cao thủ mà ông đã giết cùng lúc kéo đến hỏi tội, Hoàng Thường giết được vài người, nhưng do kẻ thù quá đông ông không chống nổi, kết quả là cả nhà Hoàng Thường bị sát hại, chỉ một mình Hoàng Thường thoát nạn chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công cao cường để trả thù.
Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường xuống núi với ý định trả thù nhưng ông nhận ra tất cả các đối thủ đều đã chết hết, thậm chí con cái đối thủ cũng đã già nua, Hoàng Thường hết ý định trả thù, nhưng tiếc những kiến thức võ học Đạo gia mà mình học được nên viết thành bộ Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển: Quyển thượng bao gồm đạo lý thâm ảo của Đạo gia từ đó đúc kết thành bí kíp rèn luyện nội công căn bản, tiêu biểu đoạn mở đầu trong quyển thượng có câu “Đạo của trời là cắt cái có thừa bù vào chỗ không đủ, cho nên hư có thể thắng thực, không đủ có thể thắng có thừa” lấy ý “Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt” từ Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây ra sự chém giết để giành lấy bí kíp này.
Trước thời kỳ xảy ra những nội dung chính của câu chuyện trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu, có năm người võ công cao siêu nhất cùng đấu với nhau trên đỉnh Hoa Sơn để tranh nhau Cửu âm chân kinh gồm Hoàng Dược Sư (Đông Tà), Âu Dương Phong (Tây Độc), Đoàn Trí Hưng (Nam Đế), Hồng Thất Công (Bắc Cái), và Vương Trùng Dương. Võ công của Vương Trùng Dương cao nhất và giành được Cửu âm chân kinh. Ông định đốt sách để tránh chuyện tàn sát trong võ lâm, nhưng lại tiếc công người xưa nên giấu quyển sách đi. Trước khi chết, ông đã giao cho Lão Ngoan đồng Chu Bá Thông là sư đệ của mình đi giấu hai quyển sách ở hai nơi nhằm tránh cho quyển sách rơi vào tay kẻ xấu.
Trên đường đi giấu sách, Lão Ngoan đồng bị vợ Hoàng Dược Sư đánh lừa, dùng trí nhớ siêu phàm đọc lại một lần nhớ hết quyển hạ. Bà về viết lại cho chồng, nhưng Hoàng Dược Sư chưa tu luyện thì bị học trò là cặp vợ chồng Mai Siêu Phong, Trần Huyền Phong lấy trộm quyển hạ trốn đi, luyện ra những võ công âm độc Cửu âm bạch cốt trảo. Hoàng Dược Sư nổi giận đánh gãy chân các học trò còn lại và đuổi ra khỏi đảo Đào Hoa. Vợ Hoàng Dược Sư lúc đó mang thai cố gắng nhớ lại viết lại sách cho chồng nên bị kiệt sức và mất sau khi sinh con. Chu Bá Thông thấy vậy đến Đào Hoa đảo đòi sách và đánh nhau với Hoàng Dược Sư, thua trận bị nhốt trong động đá. Vô tình từ những ân oán giữa Giang nam thất quái và vợ chồng Mai Siêu Phong khiến cho Quách Tĩnh có được nội dung Cửu âm chân kinh phần quyển hạ được ghi lại trên da bụng của Trần Huyền Phong. Khi Quách Tĩnh gặp Chu Bá Thông trên Đào Hoa đảo, Chu Bá Thông đã dạy cho Quách Tĩnh thuộc lòng cả bộ Cửu âm chân kinh và cũng vô tình đó, Chu Bá Thông cũng luyện thành và trở thành một nhân vật võ công cao nhất. Một phần của Cửu âm chân kinh viết bằng tiếng Phạn được Nhất Đăng đại sư dịch lại sang Trung văn. Sau này, Quách Tĩnh trở thành một cao thủ nhờ tu luyện Cửu âm chân kinh.
Khi đến bộ Thần điêu đại hiệp, Cửu âm chân kinh một lần nữa xuất hiện. Vương Trùng Dương trước khi chết đã ghi lại một phần nội dung Cửu âm chân kinh trong thạch động Hoạt tử nhân mà Dương Quá và Tiểu Long Nữ là hai người có duyên luyện được bí kíp này. Cửu âm chân kinh được vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung giấu trong kiếm Ỷ Thiên, được Chu Chỉ Nhược luyện tập. Thành tựu nhất trong truyện Ỷ thiên đồ long ký có lẽ là cô gái áo vàng, hậu nhân của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.
Tiểu Long Nữ
Tác phẩm: Thần Điêu Hiệp Lữ
Thể loại: Kiếm hiệp, Tiểu thuyết, Hư cấu
Số chương: 236 chương
Tiểu Long Nữ là một đứa trẻ mồ côi được chưởng môn đời thứ 2 của phái Cổ Mộ (tên gọi phái này được đặt từ khi Lý Mạc Sầu vang danh thiên hạ) nhặt về nuôi và nhận làm đệ tử. Năm 14 tuổi, sư phụ Tiểu Long Nữ vì bảo vệ mật thất đã qua đời để lại cho cô chức chưởng môn.
Nhận Dương Quá làm đệ tử nhưng sau một thời gian bên nhau thì tình yêu giữa hai người đã nảy nở. Tuy nhiên những lễ giáo, những dị nghị của mọi người xung quanh, những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, những rối ren gian trá của cuộc đời mà Tiểu Long Nữ trước giờ chưa từng nếm trải đã thử thách nàng cũng như chuyện tình với Dương Quá rất nhiều. Đỉnh cao là việc độc nhập vào tim khiến nàng phải nhảy xuống đáy tuyệt tình cốc và để lại hai dòng chữ:
Tiểu Long Nữ được miêu tả như một tuyệt thế mỹ nhân, hay mặc y phục có màu trắng. Tiểu Long Nữ sống lâu ngày trong cổ mộ nên tính tình lạnh lùng, ít nói và có cách suy nghĩ có phần chất phác đơn giản (tuy nhiên không phải là kém thông minh). Đối với nàng, mọi người chỉ như gió thoảng mây trôi, cô luôn nói chuyện một cách vô tình nhưng đối với Dương Quá nàng lại hết sức dịu dàng. Dương Quá là người duy nhất có thể làm Tiểu Long Nữ cười.
Tiểu Long Nữ dù tuổi trẻ nhưng đã có một thân võ nghệ phi phàm, đặc biệt là khinh công thượng thừa đã luyện từ nhỏ bằng cách ngủ trên dây thừng. Nàng tinh thông các loại võ công của phái Cổ Mộ và đã cùng Dương Quá luyện thành Ngọc Nữ Tâm Kinh, võ công chí cao của bổn môn với tuyệt kỹ Song Kiếm Hợp Bích oai trấn giang hồ. Sau này, lại được cơ duyên học thêm Cửu Âm Chân Kinh do Vương Trùng Dương ghi lại trong Hoạt Tử Nhân Mộ. Đặc biệt sau khi được Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông truyền lại môn Song Thủ Hỗ Bác thì nàng đã tiến đến một cảnh giới mới, có thể tự mình thi triển Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp cùng một lúc giao đấu với nhiều cao thủ. Khi mới xông pha giang hồ, võ công của Tiểu Long Nữ còn thua kém sư tỷ là Lý Mạc Sầu – người chỉ là nhân vật hạng hai, hạng ba trong võ lâm. Cho đến khi nàng tu luyện được môn võ Ngọc Nữ tố tâm kiếm pháp và học được thuật Song thủ hỗ bác của Chu Bá Thông thì nàng đã phát huy sự lợi hại của môn kiếm pháp này đến tột cùng. Nàng còn đánh thắng cả nhất đại cao thủ của Mông Cổ là Kim Luân Pháp Vương.
Lệnh Hồ Xung
Tác phẩm: Tiếu Ngạo Giang Hồ
Thể loại: Tiểu thuyết, Hư cấu, Kiếm hiệp, Lãng mạn
Số chương: 225 chương
Lệnh Hồ Xung là một đứa trẻ bị bỏ rơi dưới chân núi Hoa Sơn, được hai vợ chồng Nhạc Bất Quần, là chưởng môn phái Hoa Sơn đem về nuôi, nhận làm đệ tử khai sơn của Nhạc Bất Quần.
Lệnh Hồ Xung là một người thông minh tuyệt đỉnh, tính cách phóng khoáng, ưa tự do tự tại, thích uống rượu đánh bạc, kết giao bạn bè. Ngoài ra tính cách chàng có phần hơi cao ngạo.
Tuy vậy, trong luyện võ chàng lại rất nghiêm khắc với chính bản thân. Điều này xuất thân vì tính cách cao ngạo lẫn vì lòng kính trọng của chàng đối với vợ chồng Nhạc Bất Quần, Ninh Trung Tắc. Do đó, dù tuổi còn trẻ chàng đã được mọi người công nhận về võ công của mình chẳng kém gì những bậc tiền bối.
Trên Hoa Sơn, Lệnh Hồ Xung và con gái của Nhạc Bất Quần là Nhạc Linh San lớn lên với nhau từ nhỏ, cả hai có tình thanh mai trúc mã. Trong một lần cứu ni cô Nghi Lâm của phái Hằng Sơn, gặp đối thủ mạnh hơn mình, chàng đã từng quyền ứng biến, ăn nói xúc phạm, vô thanh lâu trị thương … Do có mưu đồ riêng, nên Nhạc Bất Quần phạt Lệnh Hồ Xung lên Ngọc Nữ Phong diện bích một năm. Thời gian này là bước ngoặt đối với cuộc đời chàng. Nhạc Linh San thay lòng, chuyển sang yêu Lâm Bình Chi, mục tiêu của Nhạc Bất Quần. Lệnh Hồ Xung thì có cơ duyên được thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương truyền cho môn kiếm pháp vô địch trên đời là Độc Cô cửu kiếm. Sau đó chàng bị người của phe Kiếm tông phái Hoa Sơn đánh trọng thương, bị Đào Cốc Lục Tiên hồ đồ truyền nội lực vào, khiến cho các luồng chân khí xung đột, kể từ đó chàng không còn dùng nội công được nữa và đứng trên bờ vực sống chết.
Trong giang hồ, vì nhiều lý do, Nhạc Bất Quần dẫn theo toàn bộ đệ tử môn phái đi đến Lạc Dương. Ở đây chàng gặp Thánh Cô Nhậm Doanh Doanh của Nhật Nguyệt Thần Giáo,người mà ban đầu chàng lầm tưởng là một bà bà. Nhậm Doanh Doanh yêu chàng trai Lệnh Hồ Xung chung thủy, vì việc này khiến cho hào kiệt võ lâm bên hắc đạo hội tụ nhau ở gò Ngũ Cương kết nghĩa huynh đệ và tìm cách chữa bệnh cho Lệnh Hồ Xung. Tuy vậy họ vẫn không chữa được bệnh cho chàng. Tính cách ưa thích kết bạn, lại chẳng còn sống bao lâu. Nên Lệnh Hồ Xung không kiêng kị mà sảng khoái kết bạn với mọi người. Điều này khiến cho Nhạc Bất Quân có danh nghĩa viết thư tuyên cáo đuổi chàng khỏi phái Hoa Sơn.
Về sau, Lệnh Hồ Xung gặp lại Nhậm Doanh Doanh và hiểu được tấm chân tình của nàng dành cho mình. Hai người ở bên nhau trò chuyện, vui đùa. Nhưng Lệnh Hồ Xung vì các luồng chân khí xung đột, nên càng ngày càng yếu ớt, rồi ngất xỉu. Nhậm Doan Doanh vì cứu chàng mà đưa chàng đến Thiếu Lâm tự, sẵn sàng bị nhốt để trụ trì phái Thiếu Lâm là Phương Chứng đại sư chữa cho chàng. Khi Lệnh Hồ Xung tỉnh dậy, Phương Chứng báo cho chàng biết phái Hoa Sơn đã trục xuất chàng, và kêu chàng muốn thoát khỏi tình trạng chân khí xung đột thì phải đầu nhập phái Thiếu Lâm để luyện Dịch Cân Kinh. Lệnh Hồ Xung không chịu, nói suốt đời vẫn mãi là người của phái Hoa Sơn, việc sống chết là theo số. Chàng rời Thiếu Lâm mà không biết có một người con gái vì mình mà đang bị nhốt nơi đó. Sau đó, chàng vô tình gặp và kết nghĩa huynh đệ với Hướng Vấn Thiên, hữu sứ của Nhật Nguyệt thần giáo. Hướng Vấn Thiên thấy võ công cao cường, liền đem chàng đến biệt viện của Giang Nam Tứ Hữu ở Tây Hồ, dùng mưu kế, lợi lộc cứu thoát giáo chủ tiền nhiệm của Nhật Nguyệt thần giáo là Nhậm Ngã Hành, còn Lệnh Hồ Xung thì bị nhốt dưới lao thay thế lão Nhậm theo kế đổi mận thay đào. Nhậm Ngã Hành chính là phụ thân của Nhậm Doanh Doanh
Đồng thời, trong thời gian này, chàng luyện được môn Hấp Tinh Đại Pháp của Nhậm Ngã Hành, giải được nỗi khổ của chân khí xung đột bấy lâu nay trong người chàng, đồng thời nội công tăng tiến vượt bậc. Sau đó chàng thoát ra ngoài, hội họp với Hướng Vấn Thiên và Nhậm Ngã Hành. Nhậm Ngã Hành mời chàng gia nhập Nhật Nguyệt thần giáo nhưng chàng không chịu, bỏ đi. Trên đường đi, chàng giúp phái Hằng Sơn thoát hiểm nhiều lần.
Sau đó chàng gặp chưởng môn phái Hành Sơn là Mạc Đại tiên sinh, ông cho chàng biết Nhậm Doanh Doanh vì chàng mà chịu khổ ở Thiếu Lâm. Chàng liền dần đấu quần hùng phe hắc đạo đi đến Thiếu Lâm giải cứu Nhậm Doanh Doanh. Ở trên Thiếu Lâm tự, chàng được Định Nhàn sư thái truyền lại chức chưởng môn Hằng Sơn trước khi bà nhắm mắt, đồng thời chàng còn phải đấu với Nhạc Bất Quần để cứu Nhậm Doanh Doanh. Ở trận này Nhạc Bất Quần bị gãy chân, chấp nhận thua. Sau đó chàng về phái Hằng Sơn là chưởng môn, sau cuộc nói chuyện với Phương Chứng đại sư và Xung Hư đạo trưởng, chàng hiểu rõ âm mưu thâu tóm thiên hạ của Tả Lãnh Thiền.
Lệnh Hồ Xung cùng với Nhậm Ngã Hành, Hướng Vấn Thiên, Thượng Quan Long, Nhậm Doanh Doanh lên Hắc Mộc Nhai tiêu diệt Đông Phương Bất Bại. Đông Phương Bất Bại , một chọi năm mà không bại, còn thắng thế. Sau phải nhờ vào Nhậm Doanh Doanh uy hiếp người tình của y là Dương Liên Đình, khiến cho Đông Phương Bất Bại thất bại, nhưng khúc cuối vẫn làm cho Nhậm Ngã Hành bị chột 1 con mắt. Nhậm Ngã Hành lên ngôi giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo.
Lệnh Hồ Xung cũng giống như các nhân vật khác trong tiểu thuyết Kim Dung, nhiều lần khiến người thân quanh mình phải trả giá đắt. Là người yêu tự do, thích sự phóng khoáng như Lệnh Hồ Xung, anh chọn cuộc sống cùng nhau ẩn dật cùng Nhậm Doanh Doanh.
Trương Vô Kỵ
Tác phẩm: Ỷ Thiên Đồ Long Ký
Thể loại: Kiếm hiệp
Số chương: 76 chương
Trương Vô Kỵ là con trai của Võ Đang Trương Ngũ Hiệp Trương Thúy Sơn và Thiên Ưng Tử Vi đường chủ Ân Tố Tố (Ân Tố Tố là con gái của Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính nên Trương Vô Kỵ cũng là cháu ngoại của ông ta). Lúc mới sinh ra Trương Vô Kỵ đã sống trên Băng Hỏa đảo cùng với cha mẹ và nghĩa phụ Tạ Tốn. Cái tên Vô Kỵ được Tạ Tốn đặt theo tên đứa con đã bị Hỗn Nguyên Tích Lịch Thủ Thành Côn giết chết khi vừa mới chào đời. Cuộc đời của Trương Vô Kỵ trải qua nhiều trăm đắng ngàn cay, từ nhỏ đã phải chứng kiến cái chết của cả cha và mẹ, sau đó lại bị trúng Huyền Minh thần chưởng của Huyền Minh nhị lão tưởng như chết đi sống lại. Được Thái cực tôn sư Trương Tam Phong tìm mọi cách cứu chữa nhưng không thể nào giải hết được chất độc trong người.
Trương Vô Kỵ được Thường Ngộ Xuân (một nhân vật có thật đã phò tá Chu Nguyên Chương xây dựng nên triều nhà Minh) dẫn đến Hồ Điệp cốc để gặp “Thần y” Hồ Thanh Ngưu để chữa hàn độc trong người. Sau đó Trương Vô Kỵ với bản tính thông minh đã lĩnh hội toàn bộ y thuật của Hồ Thanh Ngưu và trở thành một lang trung giỏi. Vốn tính hiền lành, lại sống nhiều năm ở hoang đảo nên Trương Vô Kỵ bị cha con Chu Trường Linh lừa gạt. Họ Chu đã dùng tình cảm cha con của Trương Vô Kỵ cùng với sắc đẹp của con gái Chu Cửu Chân để dụ Vô Kỵ nói ra tung tích của Tạ Tốn. Rất may là Trương Vô Kỵ đã tình cờ phát hiện ra âm mưu thâm độc này và bỏ trốn rồi bị đuổi tới vực thẳm và rơi xuống cùng Chu Trường Linh. Vô Kỵ đã may mắn bò vào được một sơn cốc thông qua một cái hang mà Chu Trường Linh không thể qua được vì người quá to. Tại đây Trương Vô Kỵ đã vô tình luyện được Cửu Dương Chân Kinh lấy được trong bụng con bạch hầu và hàn độc của Huyền Minh thần chưởng cũng tiêu tan. Sau khi ra khỏi cốc, lại một lần nữa Trương Vô Kỵ lại bị Chu Trường Linh dùng kế đẩy xuống vực sâu nhưng may mắn chỉ bị gãy chân còn Chu Trường Linh đã bị kẹt lại trong hốc đá mà chết.
Trương Vô Kỵ gặp được Ân Ly, là anh em con cậu của mình và được cô ta chăm sóc vết thương, sau đó đụng độ với phái Nga Mi và nhận ra người quen cũ là Chu Chỉ Nhược, cô gái từng chăm sóc cho anh lúc còn nhỏ khi đi trên sông Hán Thủy cùng Trương Tam Phong. Trương Vô Kỵ đã gặp Dương Bất Hối và Tiểu Chiêu tại Quang Minh đỉnh, khi đó lục đại môn phái đang vây đánh Minh giáo và Minh giáo đang rơi vào cảnh khó khăn trăm bề. Nhờ Tiểu Chiêu, Trương Vô Kỵ đã học được tâm pháp tối cao của Tây Vực là Càn Khôn Đại Na Di. Sau đó nhờ tuyệt học này cùng với Cửu Dương thần công, Trương Vô Kỵ đã ra tay bảo vệ cho Minh giáo với việc đánh bại tất cả các cao thủ của lục đại môn phái.
Vô Kỵ từ nhỏ sinh ra ở trên Băng Hỏa đảo, đã tỏ ra là một cậu bé chăm chỉ và ham học hỏi, lại có một tấm lòng nhân nghĩa và rộng lượng. Ở trên Băng Hỏa đảo Vô Kỵ được cha dạy một vài đường quyền cơ bản của phái Võ Đang, được Tạ Tốn truyền thụ khẩu quyết của các môn võ công cao cường trong đó có cả Thất Thương Quyền. Khi Vô Kỵ về đến Trung Nguyên thì gặp biến cố cha mẹ tự sát, lại bị trúng Huyền Minh thần chưởng âm độc vô tỉ, nhờ có Trương Tam Phong hết sức cứu chữa và truyền thụ tâm pháp Võ Đang Cửu Dương Công nên mới tạm thời giữ được tính mạng.
Bước ngoặt trong hành trình học võ công của Trương Vô Kỵ là khi chàng vô tình tìm được bí kíp Cửu Dương Chân Kinh, từ đó Vô Kỵ luyện theo và có được nội công Cửu Dương Thần Công hùng hậu bậc nhất. Nhờ có Cửu Dương Thần Công cùng với hiểu biết tinh thông y lý, Vô Kỵ đã học được đến tầng thứ 7 của tâm pháp thượng thừa Càn khôn đại na di uy trấn của Minh giáo, và cũng từ đó hiểu biết về võ công của Vô Kỵ không ngừng tăng tiến.
Trong trận chiến bảo vệ núi Võ Đang, Vô Kỵ được tôn sư Trương Tam Phong truyền thụ hai tuyệt kỹ võ công mà ông vô cùng tâm đắc là Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm, với yếu chỉ lấy nhu để chế cương, lấy tĩnh để chế động, lấy tròn để chế vuông, đồng thời được Trương Tam Phong chỉ điểm thêm về những điều thâm sâu bí ảo trong võ học.Cũng nhờ Cửu Dương Thần công Trương Vô Kỵ dù thiên phú không bằng Trương Thuý Sơn đã học được Thái Cực Quyền và Thái Cực kiếm . Cũng có thể nói dù thiên phú không cao nhưng do tinh thông Cửu Dương Thần công đã phần nào giúp Trương Vô Kỵ có được sự lĩnh ngộ trong võ học cực cao. Sau này đoạt được Thánh hỏa lệnh của Minh giáo Ba Tư, Vô Kỵ nhờ có Tiểu Chiêu dịch chữ Ba Tư nên đã học thêm được nhiều loại võ công Ba Tư trong Thánh hỏa lệnh.
Có thể thấy cuộc đời của Trương Vô Kỵ trải qua rất nhiều biến cố, nhưng do có nhiều kỳ duyên cùng với ngộ tính của mình, Vô Kỵ đã lần lượt học được nhiều môn tuyệt học thượng thừa, không những trở thành Giáo chủ Minh giáo được mọi người nể phục mà đến cuối truyện Ỷ thiên đồ long ký, Vô Kỵ đã trở thành người có một thân võ công cái thế, được mọi người suy tôn làm Minh chủ võ lâm, thống lĩnh quần hùng.
Trương Vô Kỵ đã gặp 4 người con gái cùng yêu chàng sâu đậm. Đó là Ân Ly (Thù Nhi), Tiểu Chiêu, Chu Chỉ Nhược và Triệu Mẫn. Nhà văn đã khắc họa hình tượng nhân vật nam chính hiền lành, trung hậu, một chàng trai không đủ đẹp mã như Đoàn Dự, Dương Quá nhưng xuất hiện ở đâu cũng khiến người ta phải dừng bước ngoái nhìn. Tuy nhiên, Trương Vô Kỵ lại có nhược điểm là dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, đặc biệt là không có tính quyết đoán trong tình yêu.
Hồng Thất Công
Tác phẩm: Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ
Thể loại: Kiếm hiệp, Tiểu thuyết, Hư cấu
Số chương: 40 chương – 236 chương
Hồng Thất Công là bang chủ thứ mười tám của Cái Bang. Tuổi tác có lẽ là cao thứ nhì trong Võ Lâm Ngũ Bá (Sau Vương Trùng Dương). Ông có thể sinh vào năm 1125-1135 cũng thuộc giai đoạn suy tàn của triều Tống. Hồng Thất Công là bang chủ thứ mười tám của Cái Bang, tính ham ăn ham rượu. Cũng vì ham ăn nên ông đã không cứu kịp một người huynh đệ trong Cái Bang. Vì ân hận nên ông tự chặt cụt một ngón tay để nhắc mình (Nên giang hồ gọi là Cửu Chỉ Thần Cái). Ham rượu thịt có lẽ là nhược điểm duy nhất của ông bởi những gì còn lại thuộc về ông là những việc làm đẹp nhất của một đời người, một bậc hào sảng, xứng danh là đại anh hùng, đại hiệp sĩ chủ trì công đạo trong thiên hạ. Ông từng nói một câu mang đậm triết lý hành hiệp trượng nghĩa của cuộc đời “Lão khiếu khóa nhất sinh giết hai trăm ba mươi mốt người, kẻ nào cũng là quân gian ác, nếu không là tham quan ô lại, thổ hào ác bá thì là đại gian đại ác, phụ nghĩa bạc hạnh. Lão khiếu hóa tham ăn uống nhưng bình sinh chưa bao giờ giết nhằm người tốt”. Hồng Thất Công cũng vì quá tốt mà hai lần bị Âu Dương Phong hạ sát. Nhưng có lẽ Bắc Cái lẫy lừng trong thiên hạ là một bậc quân tử phi phàm ở trên đời.
Hồng Thất Công võ công rất cao siêu, tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, ông là một trong Thiên Hạ Ngũ Tuyệt, xưng tụng là Bắc Cái. Hai môn võ nổi tiếng của Hồng Thất Công là Hàng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp. Hàng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp là hai tuyệt kỹ trấn bang của Cái Bang. Đã được Huỳnh Ngọc Chiến phân tích rất hay về hai thứ võ công này, tôi xin trích lại
Trong Xạ Điêu Anh Hùng truyện, Hồng Thất Công lúc này là đương nhiệm bang chủ Cái Bang, trong một lần bôn tẩu giang hồ, vô tình gặp cặp tình nhân trẻ tuổi Quách Tĩnh, Hoàng Dung. Hoàng Dung nhanh chóng nhận ra đây chính là vị tiền bối Cửu Chỉ Thần Cái lừng danh nên ra sức nấu ăn, chế ra các món ngon miệng để dẫn dụ ông, khiến ông dạy cho Quách Tĩnh trọn bộ Hàng Long Thập Bát Chưởng. Bản thân nàng cũng được ông truyền cho quyền pháp Tiêu Dao Du. Sau này khi Hồng Thất Công bị Âu Dương Phong đả thương, cùng Hoàng Dung trôi dạt vào Áp Quỷ đảo, tưởng mình không qua khỏi, ông tiếp tục dạy nàng Đả Cẩu Bổng Pháp và truyền chức bang chủ Cái Bang cho nàng. May sao ông được Quách Tĩnh nói cho khẩu quyết Cửu Âm Chân Kinh, tự tu luyện hồi phục công lực. Cuối truyện, trên đỉnh Hoa Sơn, Hồng Thất Công xuất hiện, vạch rõ những sai trái của Cừu Thiên Nhận, khiến y thành tâm hối cải, quy y cửa Phật.
Trong Thần Điêu Hiệp Lữ, Hồng Thất Công chỉ xuất hiện đúng một lần trên đỉnh Hoa Sơn. Khi này ông đã rất già. Hồng Thất Công gặp gỡ Dương Quá và Âu Dương Phong. Bắc Cái Hồng Thất Công và Tây Độc Âu Dương Phong tỷ thí võ nghệ. Sau nhiều ngày quyết đấu, hai người xóa bỏ mọi hiềm khích, cùng ôm nhau cười và chết.
Cuộc đời Hồng Thất Công là một cuộc đời trải qua rất nhiều gian khổ. Trong lời kể của ông là những tháng ngày vất vả. Lớn lên học được võ công để xưng bá giang hồ trở thành con người hành hiệp trượng nghĩa. Ông là một trong 5 ông thần của võ lâm Trung Hoa. Và nó đúng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Kết
Top 5 cao thủ trong truyện Kim Dung đã được liệt kê ở trên đây. Các bạn yêu thích nhân vật nào nhất? Hãy chia sẻ với chúng mình nhé!